Miền Tây cần thêm hạ tầng để thúc đẩy bất động sản phát triển nhanh

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vùng đất luôn được ưu ái bởi sông nước kênh rạch bao bọc, quanh năm cho phù sa bồi đắp như được chắp cánh vì mạch lưới giao thông đã được khai thông và không ngừng nâng cấp. Khi hệ thống cơ sở hạ tầng tại miền Tây đang được hoàn thiện với nhiều dự án giao thông trọng điểm được triển khai đầu tư, thì khu vực này sẽ có tiềm năng lớn về tăng trưởng bất động sản (BĐS).

1. Đột phá về hạ tầng giao thông để BĐS phát triển xứng tầm

 

Nhắc đến nơi đây thì không thể không nhắc tới nền khí hậu hiền hòa quanh năm, cây trái theo mùa và đặc biệt là những người dân hiền lành, làm kinh tế thuận tự nhiên và biết cách tận hưởng cuộc sống.

BĐS  phía Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng nhờ hạ tầng giao thông đồng bộ. Nguồn: Báo đầu tư.

 

Đây là một trong những vùng đất hiếm hoi có hệ thống giao thông đường thuỷ và đường bộ cùng phát triển song song, tạo ra giá trị kinh tế trực tiếp cho người dân sinh sống trên mảnh đất này.

 

Thời gian gần đây miền Tây đón những con sóng đầu tư lớn về kinh doanh, dịch vụ, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước làm gia tăng giá trị cho mảnh đất vốn đã rất màu mỡ này. Theo quy hoạch mới đây nhất, hệ thống đường bộ cao tốc vùng ĐBSCL bao gồm 3 trục dọc kết nối các tỉnh/thành trong vùng với TP. HCM vùng Đông Nam bộ và 3 trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế. Sau khi hoàn thành đó sẽ là tuyến đường huyết mạch, rút ngắn thời gian di chuyển giữa khu vực kinh tế Đông Nam bộ, TP.HCM và các địa phương, đảm bảo sự phát triển toàn diện và lâu dài cho nơi đây.

 

Sự thay đổi của chính sách và hạ tầng ngày càng biến miền Tây trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư khi dư địa tại các thành phố lớn như TP. HCM, Cần Thơ,… gần như đã bão hòa, quỹ đất đã đứng im và các dự án cũng đã phát triển vừa đủ, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng của các địa phương lân cận thì ngày càng hoàn thiện. Nắm bắt được điều này, các địa phương cũng đã liên tục có những chính sách cởi mở để thu hút các nhà đầu tư đến để đầu tư, kinh doanh.

 

Hậu Giang được biết đến là tỉnh trung tâm châu thổ sông Mê Kông tiếp giáp với những thủ phủ kinh tế của ĐBSCL trong đó có Cần Thơ, Bạc Liêu… chính vì thế mà giao thông được kết nối liền mạch, dễ dàng kết nối với các đô thị lớn. Tạo ra bước phát triển đột phá, vượt bậc, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc đã và đang được xây dựng từng ngày, kết nối Hậu Giang với các tỉnh thành nhằm đưa vùng đất đầy tiềm năng này phát triển.

 

Đây cũng chính là lý do những năm gần đây Hậu Giang được các nhà đầu tư tìm đến để phát triển các dự án BĐS lớn ở Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. Từ những ưu thế vốn có của mảnh đất được thiên nhiên trọng đãi như hệ thống kênh rạch xuyên suốt, hệ thống giao thông đường thủy và đường biển đang ngày một hoàn thiện, bộ mặt đô thị đang dần thay da đổi thịt và tạo nên những khu đô thị vô cùng hiện đại, đẳng cấp, xứng tầm một thủ phủ mới của vùng châu thổ sông Mê Kông.

 

Hậu Giang tận dụng được ưu thế lớn nhờ vào phát triển hệ thống giao thông vùng và theo phê duyệt tuyến đường cao tốc tới đây có đến 50% chiều dài trục đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đi qua địa phận tỉnh Hậu Giang - đây là lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh. Rất nhiều nhà đầu tư đã bắt tay thực hiện các khu đô thị mới ngay tại thành phố Vị Thanh - trái tim của tỉnh Hậu Giang để đón đầu xu hướng, tạo dựng những “thành phố” trong thành phố với tiêu chuẩn cao, hiện đại, đẳng cấp, hứa hẹn là nơi hội tụ của những cư dân tinh hoa một cách có chọn lọc, để có thể tận hưởng trọn vẹn được không gian sống và tận hưởng những dịch vụ cao cấp nhất mà một hệ sinh thái BĐS có thể mang lại.

2. Đến những bứt phá ngoạn mục trong xây dựng cao tốc

 

Xác định hạ tầng giao thông là động lực cho sự phát triển, nên ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hết sức quan tâm, quyết liệt chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách có tính đột phá, tập trung ưu tiên bố trí mọi nguồn lực nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực.

Tại cuộc họp với lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy hạ tầng giao thông chiến lược khu vực ĐBSCL vào tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm trong nhiệm kỳ này hoàn thành khoảng 600 km cao tốc tại ĐBSCL và nhiệm kỳ sau tiếp tục hoàn thành khoảng 600 km, để khu vực này có khoảng 1.200 km cao tốc theo quy hoạch và cơ bản giải quyết vấn đề giao thông cho vùng.

 

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã rà soát, đánh giá và căn cứ điều kiện đặc thù, lợi thế của vùng để triển khai lập đồng thời 5 quy hoạch ngành quốc gia.

 

Đây là điều kiện thuận lợi để hoàn thành xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại bảo đảm kết nối hiệu quả giữa các phương thức nhằm tái cơ cấu thị phần vận tải, nâng cao chất lượng vận tải và giảm chi phí logistics.

 

Đặc biệt chỉ trong thời gian ngắn, giai đoạn 2021 - 2025, cơ bản hoàn thành thêm khoảng 460 km đường bộ cao tốc, nâng tổng số lên khoảng 550 km cao tốc trong vùng.

 

Hoàn thành tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 (30 km, tổng mức đầu tư khoảng 9.800 tỷ đồng); triển khai và phấn đấu hoàn thành tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau với chiều dài 109 km, tổng mức đầu tư trên 27.000 tỷ đồng. Các tuyến đường này thuộc trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông. 

 

Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 đưa vào khai thác cuối năm 2023 mang nhiều ý nghĩa trong giảm thiểu ùn tắc, rút ngắn 50 km từ TP. Hồ Chí Minh về thủ phủ miền Tây; tương đương thời gian đi chỉ khoảng 2 giờ thay vì 3,5 giờ như trước đây.

 

Ngoài ra các tuyến cao tốc trục ngang, kết nối các khu vực cũng đã được chú trọng đầu tư xây dựng như khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng với chiều dài 188 km, tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng vào tháng 6/2023. Dự kiến khởi công tuyến Mỹ An - Cao Lãnh vào cuối năm 2024. Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu khoảng 27km với tổng vốn đầu tư 7.496 tỷ đồng, được chia ra 2 dự án thành phần.

 

Tiếp tục đầu tư một số hạng mục để tổ chức khai thác đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (80 km) theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Tất cả dự án này đều được sử dụng bằng nguồn đầu tư công và đã được xác định, bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện.

 

Dự kiến giai đoạn 2026 - 2030, tiếp tục hoàn thành khoảng 637 km với nhu cầu vốn ước tính trên 200.000 tỷ đồng gồm cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn 2 đầu cầu dài 15 km, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (qua Long An dài 21 km), đoạn Đức Hòa - Mỹ An dài 74km, đoạn Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212 km, đoạn An Hữu - Trà Vinh dài 90 km, đoạn Trà Vinh - Hồng Ngự dài 68km và tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến Sóc Trăng dài 150 km.

 

Để hoàn thành khối lượng khổng lồ này, Bộ GTVT xác định cần có giải pháp tối ưu về nguồn vốn, vật liệu san lấp làm nền đường và đặc biệt công tác giải phóng mặt bằng quyết định đến tiến độ triển khai thực hiện dự án. Do vậy cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân tại mỗi địa phương.

3. Cơ hội ngành BĐS phát triển

 

Trong báo cáo Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 3 và 9 tháng năm 2024. Việt Nam đã tăng chi tiêu GDP từ 6.40% năm 2016 lên 6.82% năm Quý 3/2024, khi cam kết tạo ra mạng lưới giao thông toàn quốc toàn diện vào năm 2045.

GDP giai đoạn 2016 đến hết Quý 3/2024. Nguồn: CafeBiz.

 

Mạng lưới đó sẽ bao gồm 5.000 km đường cao tốc, một cảng nước sâu và hai tuyến đường sắt cao tốc. Nền tảng sẽ là Sân bay quốc tế Long Thành gần TP Hồ Chí Minh phục vụ 100 triệu hành khách mỗi năm và vận chuyển 5 triệu tấn hàng hóa. Giai đoạn đầu tiên trong bốn giai đoạn sẽ mở cửa vào năm tới và sân bay dự kiến ​​sẽ hoạt động toàn bộ công suất vào năm 2035.

 

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh nhiều dự án đã thúc đẩy phát triển bất động sản trong lĩnh vực du lịch ngày càng quan trọng của Việt Nam. Đơn cử, khách sạn Hilton Saigon cao 32 tầng đã mở cửa vào cuối năm 2023. Dự kiến ​​sẽ có nhiều dịch vụ khách sạn và bán lẻ cao cấp hơn trong thành phố và các khu vực xung quanh khi sân bay đi vào hoạt động.

 

Công suất vận chuyển hàng hóa bổ sung cũng sẽ giúp cuộc sống của các doanh nghiệp sản xuất và hậu cần dễ dàng hơn, dẫn đến nhu cầu về không gian công nghiệp và kho bãi.

 

Theo ông Paul Tostevin - Giám đốc Savills World Research, các dự án cơ sở hạ tầng có thể cung cấp lợi ích công cộng hoặc cải thiện hoạt động kinh tế, hoặc đồng thời cả hai mục tiêu này.

 

“Các dự án cơ sở hạ tầng tạo ra việc làm - cả trong giai đoạn xây dựng ban đầu và các doanh nghiệp mọc lên sau đó. Các dự án này cũng tăng tính di động, khả năng đi lại và khả năng tiếp cận các dịch vụ. Trong khi đó, việc cải thiện lưới điện và kết nối kỹ thuật số tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động” - ông Paul nói.

 

Đầu tư cơ sở hạ tầng cũng có thể giúp các quốc gia đạt được mục tiêu về khí hậu, thông qua các dự án năng lượng xanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có để giảm lượng khí thải carbon và các cơ sở thu giữ và lưu trữ carbon, cùng nhiều dự án khác.

 

Mối liên hệ giữa nỗ lực giải ngân đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sự phát triển bất động sản rất chặt chẽ. Các khu trung tâm kinh tế được kết nối tôi sẽ thu hút lao động tay nghề cao, tạo ra cơ hội kinh doanh tốt và tăng trưởng xã hội. Cơ sở cảng mới tạo ra cơ hội xuất khẩu. Băng thông rộng siêu tốc thúc đẩy sự mở rộng của nền kinh tế kỹ thuật số.

 

Cơ sở hạ tầng mới thường thu hút các doanh nghiệp và người lao động mới, tạo thành các cụm. Nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển thì văn phòng, nhà kho, cửa hàng và khu dân cư thường theo sau.

 

Theo ông Paul Tostevin, ngay từ giai đoạn đầu, một dự án giao thông vận tải hoặc năng lượng được tài trợ hợp lý sẽ mang lại sự an tâm cho các nhà phát triển và nhà đầu tư bất động sản, cho phép họ tiến hành các kế hoạch của mình. Đối với những người đang và có khả năng thuê văn phòng, bán lẻ hay BĐS công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng thể hiện sự tin tưởng vào khu vực của họ.

 

Bên cạnh đó, Giám đốc Savills World Research cũng chỉ ra những rủi ro xung quanh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng chủ yếu liên quan đến tính chất chất lâu dài của mỗi dự án. Do đó, các điều kiện chính trị và kinh tế có thể thay đổi đáng kể trong năm hoặc 10 năm, khiến các dự án tạm thời bị gác lại, hạ cấp hoặc gặp vấn đề về tài chính.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...