Lý giải đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long cách nhau 60km

PGS.TS Lê Anh Tuấn cho rằng người Pháp đến đô hộ khi Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành những thị trấn với các khu dân cư, họ chỉ đặt nền hành chính tại đây, không quy hoạch rồi làm các đô thị cách nhau 60km.

1. Các thành phố miền tây thường cách nhau khoảng 60km do con nước?

 

Tây Nam bộ vốn tự xưa nay là một mảnh đất trù phú, màu mỡ phù sa. Tuy nhiên, có lần nào bạn tự ghim điểm các thành phố trên bản đồ Tây Nam bộ. Và tự thấy sao chúng lại cách đều nhau  khoảng 60km. Có lý do gì cho sự sắp xếp này không hay chỉ là ngẫu nhiên?

Các đô thị được hình thành do tập tục sinh hoạt của người dân ở vùng ĐBSCL. Nguồn: Truyền hình Hậu Giang.

 

Vùng đất Tây Nam Bộ chính là lưu vực của dòng sông Mê Kông, với 9 nhánh đổ về biển Đông. Và với đặc điểm này, ông cha ta đã đặt cái tên mỹ miều cho vùng đất này là Đồng bằng sông Cửu Long. 

 

Theo ông PGS.TS Lê Anh Tuấn, giảng viên cao cấp khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Trường đại học Cần Thơ) cho rằng:

 
  • TP.Châu Đốc cách TP.Long Xuyên 60km, TP.Long Xuyên cách TP.Cần Thơ 60km, TP.Cần Thơ cách TP.Sóc Trăng 60km, TP.Sóc Trăng cách TP.Bạc Liêu gần 60km và TP.Bạc Liêu lại cách TP.Cà Mau cũng khoảng 60km.
 
  • Một ngày thủy triều bốn lần thay đổi dòng chảy, mỗi lần được sáu giờ đồng hồ, trong đó sáu giờ nước lên và sáu giờ nước xuống.
 
  • Và vận tốc trung bình của dòng sông Mekong khoảng 10km/h, nhân với sáu giờ thì ra khoảng 60km.
 
  • Ghe, xuồng đi được 60km thì nước đổi dòng, người ta dừng lại thì ở đó hình thành những chợ nổi, họ đợi tới con nước thì đi tiếp. Dấu vết còn lại hiện nay là chợ nổi, đây là chỗ trao đổi hàng hóa, rồi sau đó họ lên định cư trên bờ, hình thành nên những đơn vị hành chính sau này.
 

Một số khác cho rằng, việc hiện tại các thành phố trên bản đồ các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ có khoảng cách đều nhau khoảng 60km, lý do bắt nguồn từ thời Pháp thuộc.

 

Ở thời Pháp, việc di chuyển và vận chuyển thư tín giữa các tỉnh lỵ chủ yếu bằng ngựa. Việc phân bố khoảng cách 60km giữa các tỉnh lỵ nhằm đảm bảo tính tức thời liên lạc văn thư.

 

Theo đó, trung bình ngựa chạy liên tục 1 ngày từ sáng đến chiều là khoảng 60km. Vì thế, các thành phố đã được phân bố với khoảng cách nêu trên.

 

Khoảng cách giữa hai tỉnh lỵ cạnh nhau theo đường bộ là 60km. Và nếu cách nhau có đường sông sẽ là 30km (ví dụ như Cần Thơ với Vĩnh Long).

2. Những đô thị khác cũng cách nhau 30-60km?

 

Không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long, mà hầu như tất cả khu hành chính ở Việt Nam ta đều cách nhau 30km hoặc 60km.

Giải mã bí ẩn về khoảng cách 60km giữa các đô thị miền Tây Việt Nam. Nguồn: Báo tuổi trẻ.

 

Ví dụ như:

  • Miền Bắc có: Hà Nội – Nam Định; Hà Nội – Ninh Bình; Ninh Bình – Thanh Hóa;…
  • Miền Trung: Đà Nẵng – Tam Kỳ; Tam Kỳ – Quảng Ngãi ; Cam Ranh – Nha Trang;…

Thực ra giả thuyết nào cũng có thể đúng. Tuy nhiên, giả thuyết đúng nhất đó chính là khoảng cách 60km chính là khoảng cách phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, giao thương ở mọi thời đại. Và có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo trong quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh khu vực…

 

Chính vì vậy, các con số khoảng cách thường thấy được là 120- 60 – 30 – 15.

 

Đơn cử, ở vị trí thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước.


Thành phố Hồ Chí Minh cách Biên Hòa 30km; Thành phố Hồ Chí Minh cách Thủ Đức 15km; Thành phố Hồ Chí Minh cách Lái Thiêu 15km; Thành phố Hồ Chí Minh Củ Chi 60km; Thành phố Hồ Chí Minh cách Vũng Tàu 120km v.v…

3. Phát triển chuỗi đô thị làm động lực phát triển kinh tế vùng

 

Định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức tại Cần Thơ vào tháng 12/2020, nhiều đại biểu đã quan tâm đến việc hình thành chuỗi đô thị để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo các đại biểu thì tốc độ thị hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tăng tốc, cải thiện hơn nhưng so với nhu cầu vẫn còn chậm.

 

Các tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất và có xu hướng tiếp tục gia tăng chủ yếu nằm trong vùng Nam sông Hậu: thành phố Cần Thơ (67%), các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng có tỷ lệ đô thị hóa năm 2014 tương đương hoặc gần với tỷ lệ chung của cả nước (tỷ lệ đô thị hóa của An Giang khoảng 30%, Kiên Giang 27%, Bạc Liêu 26%, Sóc Trăng 32%, Cà Mau 23%). Các tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp thuộc khu vực Bắc sông Hậu, thấp nhất là Bến Tre (10%), Đồng Tháp, Long An (18%), Vĩnh Long (17%), Trà Vinh 17%, Tiền Giang 15%.

 

Các chuyên gia cho rằng kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để có thể cạnh tranh trên trường quốc tế, từng đô thị nhỏ rất có ít cơ hội mà phải là những vùng đại đô thị có quy mô dân số hàng chục triệu dân. Xét về góc độ phát triển đô thị, toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng không đủ lực để tạo thành một vùng như vậy; do đó, cần nhìn nhận đúng thực tế về việc không thể tách rời vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.

 

Quan điểm mới về định hướng phát triển đô thị của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đó là phát triển chuỗi đô thị hiện hữu dọc theo sông Tiền, sông Hậu thành vùng đô thị hóa - công nghiệp hóa tập trung, trong đó thành phố Cần Thơ vẫn giữ vị trí và vai trò trung tâm vùng. Vùng đô thị này liên kết phát triển chặt chẽ Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ ở phía Đông và kết nối quốc tế với Campuchia về phía Tây.

 

Theo Ths.KTS Nguyễn Thanh Hải - Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam: Phát triển vùng công nghiệp gắn với phát triển đô thị. Phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành một hệ thống kinh tế xuất khẩu mạnh mẽ (chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp địa phương). Kiến tạo các trung tâm phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tập trung khai thác các tiềm năng đất đai màu mỡ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một nền nông nghiệp và thủy sản phát triển cao vận hành nhịp nhàng với các trung tâm đô thị và chế biến cho mỗi tiểu vùng sinh thái đô thị (gồm Hồng Ngự, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu và Cà Mau), kết hợp các đô thị trung tâm tỉnh lỵ khác của vùng (gồm Tân An, Cao Lãnh, Long Xuyên, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Vị Thanh và Sóc Trăng).

 

Phát triển hệ thống đô thị từ tập trung đa cực sang mô hình phân tán theo các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, gắn với quá trình công nghiệp hóa và thương mại hóa nông nghiệp. Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, dân số nội thành 1,3 triệu người và dân số chung khoảng 1,6 triệu người, có vai trò là trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, nghiên cứu, đào tạo, văn hóa, du lịch, công nghiệp chế biến của toàn vùng và tiểu vùng dọc sông Tiền, sông Hậu.

 

Các đô thị loại I có vai trò cấp vùng bao gồm 6 thành phố tỉnh lỵ: Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Long Xuyên (tỉnh An Giang), Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Cà Mau (tỉnh Cà Mau) và Tân An (tỉnh Long An), có dân số nội thảnh 180 - 300 ngàn người.

 

Các đô thị được đề xuất đóng vai trò trung tâm tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, gồm: thành phố Cần Thơ (tiểu vùng dọc sông Tiền sông Hậu), thành phố Rạch Giá (tiểu vùng Tây sông Hậu), thành phố Cà Mau (tiểu vùng bán đảo Cà Mau), thành phố Bạc Liêu (tiểu vùng ven biển Đông), thành phố Hà Tiên (tiểu vùng tứ giác Long Xuyên, Hồng Ngự (tiểu vùng Đồng Tháp Mười). Tại các đô thị này, vai trò vùng tâm tiểu vùng sinh thái nông nghiệp được thúc đẩy bằng các trung tâm chuyên ngành về nghiên cứu ứng dụng, giúp kiến tạo và đổi mới sản phẩm nông nghiệp và bảo tồn hệ thống sinh thái đặc trưng của các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. Bên cạnh đó, các đô thị này cũng là trung tâm du lịch tiểu vùng.

 

Tương lai, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có chuỗi đô thị tập trung theo dọc sông Hậu từ Châu Đốc tới Cần Thơ, dọc theo sông Tiến từ cửa khẩu An Giang tới Bến Tre rồi rẽ ngang về phía Thành phố Hồ Chí Minh, tạo thành một chuỗi đô thị hình trăng lưỡi liềm, là một vành đai đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong vành đai này là nơi tập trung hiện hữu sức người, sức của và cũng là những vùng đất tương đối thuận lợi cho phát triển và định cư lâu đời. Vì thế, việc đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp, hạ tầng lớn như cao tốc cần ưu tiên đầu tư trong vành đai này mới đạt được hiệu quả. Nếu dàn trải ra những vùng mật độ thấp một cách khiên cưỡng thì hiệu quả lại không cao.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...