Đồng bằng sông Cửu Long: Tiềm năng phát triển đô thị bền vững

Quy hoạch đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ góp phần làm giảm tác động xấu của môi trường lên cuộc sống của người dân, tạo không gian, môi trường sống xanh.

TP. Cần Thơ nhiều tiềm năng phát triển đô thị

 

Theo đó, đến năm 2030, thành phố Cần Thơ là trung tâm đô thị của vùng, thúc đẩy phát triển toàn bộ vùng ĐBSCL với nhiều lĩnh vực như: thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao của vùng. Tầm nhìn đến năm 2050, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng ĐBSCL và thuộc nhóm các thành phố phát triển khá của châu Á; trở thành thành phố thông minh, đáng sống của Việt Nam.

Phát huy tiềm năng thế mạnh để phát triển vùng ĐBSCL. Nguồn: Báo điện tử Chính phủ.

 

Với định hướng 05 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt là vùng tập trung chức năng đô thị hiện đại, dân cư mật độ cao, tạo tiền đề cho sự nghiên cứu và phát triển các dự án bất động sản căn hộ, khu đô thị thông minh, nâng cao chất lượng sống và làm việc cho cư dân thành phố. Bên cạnh đó, định hướng phát triển huyện Phong Điền thành thị xã Phong Điền, là đô thị sinh thái đặc thù, đảm bảo là vành đai xanh, lá phổi xanh của thành phố, thu hút các dự án bất động sản sinh thái, du lịch, nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống của người dân của vùng.

 

Ngoài ra, đến năm 2030, thành phố Cần Thơ sẽ phát triển 13 khu công nghiệp thuộc địa bàn các quận, huyện Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh. Chính điều này, thúc đẩy lĩnh vực bất động sản công nghiệp có nhiều cơ hội và tiềm năng tăng trưởng, đồng thời, tạo nên một hệ sinh thái phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt, giải trí cho các chuyên gia, lao động làm việc tại các khu công nghiệp.

 

Có thể nói rằng việc quy hoạch, định hướng rõ ràng, phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia cũng như vùng ĐBSCL tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường một cách bền vững, giúp Cần Thơ trở thành một đô thị hiện đại, văn minh trong tương lai và xứng đáng là trái tim của vùng ĐBSCL.

Quy hoạch phát triển đô thị ĐBSCL 

 

Ông Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 816/QĐ-TTg ngày 7/7/2023 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghị quyết  về phát triển bền vững ĐBSCL. Nguồn: Báo Xây dựng.

 

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra.

 

Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội; môi trường sinh thái, quốc phòng, an ninh.

 

Hiện vùng có 174 đô thị gồm: 01 đô thị trực thuộc trung ương, 02 đô thị loại I thuộc tỉnh, 12 đô thị loại II, 09 đô thị loại III, 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015.

 

Đây là vùng chiếm 12% diện tích, 19% dân số của cả nước, có mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam: đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Kông.

 

Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho biết với tính chất quan trọng của vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 02 /04/ 2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt khoảng 42 đến 48%. Các định hướng lớn như: phát triển hệ thống đô thị ĐBSCL theo hướng phân bố hợp lý tại các vùng đô thị, dọc theo các hành lang phát triển chính của vùng; mô hình đô thị sinh thái, nén, thích ứng biến đổi khí hậu.

 

Theo đó, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng quy hoạch đô thị ĐBSCL cần tập trung vào 3 vấn đề, cụ thể:

 
  • Thứ nhất, làm rõ mô hình đô thị phát triển bền vững cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng.
  • Thứ hai, với các đặc điểm riêng của các đô thị vùng đồng bằng Sông Cửu Long (về điều kiện tự nhiên, khí hậu, hạ tầng, văn hóa, xã hội, con người…), làm thế nào để tích hợp rủi ro vào quy hoạch và chính sách phát triển đô thị của các đô thị (làm rõ cách tiếp cận, công cụ, phương pháp…).
  • Thứ ba, với những điều kiện như trên thì cách tiếp cận khả năng chống chịu ở cấp địa phương đối với các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL.

 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...