Khơi dậy tiềm năng phát triển của Cần Thơ

Trong thời gian qua, TP Cần Thơ đã thu hút được một số dự án vốn đăng ký đầu tư nghìn tỷ. Quy mô của những dự án này được kỳ vọng có sức lan tỏa vùng, tạo thêm động lực thu hút các nguồn lực đầu tư vào thành phố. Đồng thời thành phố cũng từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội để huy động các nguồn lực đầu tư, phát triển xứng tầm đô thị trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tập trung hoàn thiện hạ tầng để thu hút đầu tư vào Cần Thơ

 

TP Cần Thơ được xác định là trung tâm động lực phát triển của vùng ĐBSCL. Để phát triển xứng tầm, Trung ương đã ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông có tính kết nối liên vùng qua địa bàn thành phố để tạo các động lực phát triển, thu hút các nguồn lực đầu tư vào thành phố. Các công trình dự án quan trọng được đưa vào sử dụng như: Cầu Cần Thơ, Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Dự án luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu (giai đoạn 1), cảng Cái Cui, nâng cấp cụm cảng Cần Thơ – khu bến Hoàng Diệu, đường Nam Sông Hậu… đã góp phần phát huy vai trò đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Thành phố đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm của vùng về công nghiệp và dịch vụ; hướng tới là đô thị hạt nhân của vùng ĐBSCL và là một trong 6 đô thị trọng điểm thực hiện Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.

TP. Cần Thơ khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ban đêm. Nguồn: Kinh tế Môi trường.

 

Thành phố đã và đang tập trung triển khai thủ tục đầu tư, tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án giao thông đường bộ như: Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ (đã khởi công vào tháng 6-2023); dự án đường Vành đai phía Tây (nối quốc lộ 91 với quốc lộ 61C) dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2026; Dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng Đường tỉnh 923, 917, 918, 921 (dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2024); nâng cấp các trục đường nội ô, nâng tải trọng các cầu để đồng bộ với tải trọng đường; chủ động kết nối với các trục đường quan trọng do Trung ương đầu tư, tăng kết nối vùng, góp phần khắc phục một trong những điểm nghẽn về hạ tầng giao thông của thành phố. Đồng thời, khai thác tối đa tiềm năng, hiệu quả trong khai thác quỹ đất đô thị, tăng tính liên kết, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương trong vùng, góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

 

Có thể thấy, điểm nghẽn lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố là hạ tầng giao thông đang dần được tháo gỡ với hàng loạt các dự án giao thông quy mô lớn trên cả 3 phương thức vận tải: đường thủy, đường bộ, hàng không. Giai đoạn 2016-2020, thành phố bố trí vốn đầu tư công trung hạn cho giao thông vận tải hơn 3.000 tỷ đồng (cả vốn trung ương và địa phương) chiếm 16,12% tổng vốn đầu tư công được giao trong giai đoạn này; đến giai đoạn 2021-2025, dự kiến vốn phân bổ cho giao thông khoảng 9.470 tỷ đồng, chiếm 24,27% tổng vốn đầu tư công dự kiến được giao để đầu tư hàng loạt các dự án giao thông kết nối, khơi dậy tiềm năng phát triển cho đô thị trung tâm vùng ĐBSCL. Ngoài ra, thành phố cũng nỗ lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ, khoa học – công nghệ, năng lượng, kêu gọi đầu tư hệ thống logistics…

TP. Cần Thơ hướng tới sự thịnh vượng

 

Theo Nghị quyết 45/2022/QH15, TP. Cần Thơ đã bắt đầu triển khai 6 cơ chế đặc thù để thúc đẩy phát triển. Trong đó, quản lý tài chính - ngân sách được điều chỉnh để phù hợp với năng lực của thành phố, cùng với việc cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Quản lý đất đai cũng được tập trung, giúp tối ưu hóa sử dụng đất và tạo đất ăn cho các dự án phát triển.

 

Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch, cũng là một cơ chế quan trọng, giúp tạo ra các khu vực phát triển mới và tối ưu hóa các tài nguyên có sẵn. Đồng thời, cơ chế quản lý thu nhập của cán bộ và công chức được định hình để đảm bảo tạo động lực cho họ đóng góp vào sự phát triển của thành phố.

 

Các dự án nạo vét cùng với việc thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ đang được áp dụng các hình thức ưu đãi, tạo định hướng cho phát triển hạ tầng và giao thông biển. Hơn nữa, cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư cũng được áp dụng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

 

TP. Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND để triển khai Nghị quyết 45/2022/QH15. Việc triển khai chính sách và cơ chế đặc thù phải dựa trên cơ sở lý thuyết, thực tế và pháp lý, nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ cả phần Nhà nước và xã hội.

 

 Đặc biệt, sự huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân, đóng vai trò quan trọng, đóng góp vào việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cùng với các ngành, lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế.

 

Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết “việc triển khai thực hiện Kế hoạch được xác định, phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước, khả năng huy động đa dạng các nguồn lực xã hội, từng bước giải quyết các thách thức, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới; Ðảm bảo sự phù hợp, thực sự cần thiết đối với yêu cầu phát triển của thành phố, đảm bảo các chính sách đầu tư được xây dựng theo định hướng đẩy mạnh hình thức xã hội hóa đầu tư để phát triển một số lĩnh vực trọng điểm của thành phố. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải đảm bảo tính thống nhất, đáp ứng các quy định về thời gian, trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành”.

 

TP. Cần Thơ có vai trò quan trọng trong vùng ĐBSCL, là đầu mối về giao thông vận tải, có vị trí quan trọng về chiến lược về quốc phòng - an ninh, đồng thời thuận lợi phát triển nông nghiệp, dịch vụ du lịch, kết nối giao thông... Với truyền thống cách mạnh yêu nước, có nền văn hoá đặc sắc sẽ được khơi dậy, phát huy, tạo tâm thế mới, quyết tâm mới qua việc cụ thể hoá Nghị quyết 45/2022/ QH15 sẽ đưa Cần Thơ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn sắp tới.

Những điểm còn hạn chế về sự phát triển bất động sản Cần Thơ và các khu vực lân cận

 

Những doanh nghiệp bất động sản mặc dù đã có được những bước phát triển tốt song vẫn còn nhiều những tồn tại yếu kém, trong đó là sức cạnh tranh chưa thể đủ mạnh để có thể đương đầu với những nhà đầu tư ngoại. Theo các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản nói chung và bất động sản Cần Thơ nói riêng hiện đang tồn tại 5 điểm yếu, cụ thể:

Mở không gian phát triển mới cho TP. Cần Thơ. Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường.

 
  • Thứ nhất, tồn tại lớn nhất chính là tiềm lực của những doanh nghiệp còn yếu, chủ yếu trên thị trường là những doanh nghiệp nhỏ, kể cả trong lĩnh vực bất động sản cũng vậy. Trong khi đó việc đầu tư vào các dự án bất động sản Cần Thơ cần những doanh nghiệp có tiềm lực lớn.
 
  • Thứ hai, năng lực quản lý và trình độ nghề nghiệp của những doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa chuyên nghiệp trong việc thiết kế, quản lý những dự án, quản lý về đầu tư và cả quản lý vận hành sau đầu tư…
 
  • Thứ ba, nguồn nhân lực vẫn còn thiếu và khá yếu, việc đào tạo cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu về số lượng và cả chất lượng của nền thị trường bất động sản Cần Thơ. Việc quản lý chất lượng của nguồn nhân lực cho nền thị trường cũng chưa có được hiệu quả dẫn đến tồn tại một số lượng lớn đội ngũ những cá nhân và doanh nghiệp làm về bất động sản song chất lượng lại không cao và thiếu độ chuyên nghiệp.
 
  • Thứ tư, những thành tố trong thị trường chưa được phát triển đồng bộ nên những doanh nghiệp nhiều khi lại phải tự làm mọi thứ, điều này đang làm tăng tính rủi ro, khó minh bạch và cả thiếu chuyên nghiệp.
 
  • Thứ năm, hoạt động của những Hiệp hội nghề nghiệp còn khá nhiều những hạn chế chưa thể đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng, bên cạnh đó những nhận thức về sự cần thiết tham gia để phát triển các Hiệp hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp chưa được cao.
 

Những quy định pháp luật của Nhà nước để có thể đảm bảo cho việc phát triển của những Hiệp hội cũng chưa thể đạt tới sự đòi hỏi của thực tiễn dẫn đến cả Nhà nước và cả Doanh nghiệp đều thiếu các công cụ trung gian để có thể phát triển và có thể thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ của mình.

 

Mặc dù, những quy định của pháp luật về bất động sản hiện đang được hoàn thiện ngày một tốt hơn và phù hợp hơn song những thách thức là việc đảm bảo được sự tuân thủ đối với những quy định của những nhà phát triển, đầu tư, phân phối bất động sản và của cả chính đội ngũ cán bộ công chức của bộ máy chính quyền thực hiện được việc quản lý sự tuân thủ này.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...