Sóc Trăng sẽ có 1 khu kinh tế và 10 khu công nghiệp

Theo Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 25/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sóc Trăng được phê duyệt thêm 1 khu kinh tế, với diện tích khoảng 40.000 ha và 6 khu công nghiệp (KCN), với tổng diện tích khoảng 3.328 ha. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Sóc Trăng có 1 khu kinh tế 10 KCN (có 1 KCN dự kiến mở rộng từ KCN An Nghiệp) được phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sóc Trăng sẽ có khu kinh tế ven biển Trần Đề

 

Khu kinh tế ven biển Trần Đề, Sóc Trăng định hướng là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, nhằm khai thác, phát huy đồng bộ, hiệu quả cảng biển nước sâu Trần Đề khi được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định về quản lý KCN và khu kinh tế.

Sóc Trăng hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Nguồn: Bộ Xây dựng.

 

Ông Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 995 ngày 25/8/2022 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Theo quy hoạch, phấn đấu đến năm 2030, Sóc Trăng là một trong những tỉnh phát triển khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển, nông nghiệp hiện đại và bền vững; hình thành cảng biển ngoài khơi cửa Trần Đề và có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, bền vững; có đủ năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt bình quân 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 124 triệu đồng.

 

Quy hoạch nêu, về phương hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng, với ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững, hiện đại gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đáp ứng các yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Hình thành vùng chuyên canh các mặt hàng chủ lực, thế mạnh của tỉnh với quy mô thích hợp.

 

Phát triển công nghiệp theo hướng xanh, có sức cạnh tranh cao, tạo bước đột phá để nâng cao năng suất, tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo giá trị gia tăng lớn.

 

Trong đó phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành một trụ cột chính trong nền kinh tế. Đa dạng hóa các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp phụ trợ. Phát triển công nghiệp năng lượng thân thiện với môi trường và các ngành công nghiệp gắn với kinh tế biển.

 

Đối với khu kinh tế, nghiên cứu phát triển, thành lập Khu kinh tế ven biển Trần Đề dọc theo cửa biển Trần Đề và vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, quy mô dự kiến khoảng 40.000 ha, với định hướng là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, nhằm khai thác, phát huy đồng bộ, hiệu quả cảng biển nước sâu Trần Đề khi được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định về quản lý KCN và khu kinh tế.

 

Quy hoạch cũng nêu, đối với KCN phát triển, thành lập mới 3 KCN và mở rộng 1 KCN tại những vị trí thuận lợi về kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển và có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, với tổng quy mô phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030.

 

Định hướng phát triển các KCN có tính chất đa ngành, trong đó chú trọng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ và thân thiện môi trường.

 

Nghiên cứu phát triển, thành lập mới 5 KCN và mở rộng 1 KCN trong trường hợp tỉnh Sóc Trăng được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về KCN và khu kinh tế. Rà soát lại, đảm bảo số lượng và diện tích KCN trong giai đoạn này phù hợp với khả năng thu hút đầu tư...

Điểm danh 8 KCN được Sóc Trăng quy hoạch

 

Theo quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu sử dụng đất KCN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là 4.951 ha với 10 KCN (trong đó có 1 KCN mở rộng)… 10 KCN này bao gồm 2 KCN đã thành lập là KCN An Nghiệp và KCN Trần Đề. Ngoài ra, còn 8 KCN mới thành lập, cụ thể:

Sóc Trăng quy hoạch 8 KCN mới. Nguồn: Tạp chí Công Thương.

 
  • KCN An Nghiệp: Có tổng diện tích sau khi mở rộng là 438 ha (trong đó có 389 ha đất thuộc huyện Châu Thành, 49 ha đất thuộc thành phố Sóc Trăng). Đây là KCN đa ngành, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005; đến nay đã lấp đầy diện tích đất cho thuê.
 

Tổng diện tích KCN An Nghiệp sau khi mở rộng là 438 ha (trong đó có 389 ha đất thuộc huyện Châu Thành, 49 ha đất thuộc thành phố Sóc Trăng). Vị trí thuận lợi về kết nối giao thông và có khả năng kết nối, sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật với KCN An Nghiệp hiện hữu.

 
  • KCN Trần Đề: Diện tích 160 ha, thuộc thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, nằm dọc theo quốc lộ 91B (Đường Nam Sông Hậu) và Sông Hậu, có vị trí thuận lợi về kết nối giao thông thủy, bộ. KCN được thành lập vào năm 2021 và hiện nay đang triển khai xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
 

Ngoài ra, còn 8 KCN thành lập mới bao gồm KCN Sông Hậu diện tích 286 ha thuộc thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, nằm dọc theo quốc lộ 91B (Đường Nam Sông Hậu) và Sông Hậu, có vị trí thuận lợi về kết nối giao thông thủy bộ (hiện đang lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000).

 
  • KCN Đại Ngãi: Diện tích 200 ha; thuộc xã Long Đức, huyện Long Phú, nằm dọc theo tuyến quốc lộ 91B; có vị trí phía bắc giáp với lộ giới đường dẫn cầu Đại Ngãi. Phía nam giáp kênh Bao Biển, phía đông giáp lộ giới quốc lộ 91B (Đường Nam Sông Hậu), phía tây giáp kênh Bà Xẩm.
 
  • KCN Mỹ Thanh: Diện tích 217 ha, thuộc xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu; nằm dọc theo quốc lộ 91B (Đường Nam Sông Hậu) và Sông Mỹ Thanh. Đây là KCN chuyên ngành hoặc đa ngành, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, điện khí, logistics.
 
  • KCN Đại Ngãi 2: Diện tích 250 ha, thuộc xã Long Đức, huyện Long Phú, nằm tiếp giáp với tuyến tránh quốc lộ 91B (Đường Nam Sông Hậu và tuyến QL 60, đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam (sẽ xây dựng). Hiện trạng là đất nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả).
 
  • KCN Trần Đề 2: Diện tích 700 ha và có hai phân khu, phân khu 1 diện tích từ 270 ha đến 300 ha. KCN này thuộc xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, nằm dọc theo quốc lộ 91B (Đường Nam Sông Hậu) và Sông Hậu, vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy.
 

KCN - đô thị - dịch vụ Phú Mỹ có quy mô dự kiến là 1.500 thuộc địa bàn xã An Ninh huyện Châu Thành, xã Phú Mỹ huyện Mỹ Tú, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên và phường 10, TP Sóc Trăng.

 
  • Vị trí KCN - đô thị - dịch vụ Phú Mỹ: Có phía bắc giáp với khu dân cư xã An Ninh (huyện Châu Thành), Phía tây nam giáp với khu dân cư xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú), phía đông giáp với đường vành đai 2 (thành phố Sóc Trăng), phía tây nam giáp đường tỉnh 939.
 
  • KCN Khánh Hòa: Có quy mô dự kiến 350 ha, thuộc phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông - Tây, cặp sông Mỹ Thanh, có vị trí thuận lợi về kết nối giao thông thủy, bộ. Là KCN đa ngành, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
 
  • KCN - đô thị - dịch vụ Trần Đề: Có quy mô dự kiến là 850 ha (trong đó quy mô diện tích KCN là 638 ha và khu đô thị - dịch vụ là 212 ha) thuộc địa bàn xã Trung Bình và xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, vị trí tiếp giáp quốc lộ 91B (đường Nam Sông Hậu, đường tỉnh 934 và phần cuối Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề, là KCN đa ngành.
 

Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng đất KCN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030 là 4.951 ha với 10 KCN (trong đó có một KCN mở rộng). Bên cạnh đó, định hướng sau năm 2030, tỉnh này sẽ quy hoạch bổ sung KCN Ngã Năm, quy mô 300 ha tại phường 3, thị xã Ngã Năm.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...