Sóc Trăng khai thác lợi thế cho phát triển công nghiệp

Theo quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là 4.951 ha với 10 khu công nghiệp (trong đó có 1 khu công nghiệp mở rộng).

Sóc Trăng quy hoạch thêm 8 khu công nghiệp mới

 

Theo đó, 10 khu công nghiệp này bao gồm 2 khu công nghiệp đã thành lập là khu công nghiệp An Nghiệp và khu công nghiệp Trần Đề.

Sóc Trăng phát triển thêm nhiều khu công nghiệp. Nguồn: Báo Xây dựng.

 

Trong đó, khu công nghiệp An Nghiệp có diện tích khoảng 251 ha, thuộc xã An Hiệp, xã Phú Tân thuộc huyện Châu Thành và phường 7 thuộc TP Sóc Trăng. Đây là khu công nghiệp đa ngành, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005; đến nay đã lấp đầy diện tích đất cho thuê.

 

Theo quy hoạch, khu công nghiệp này sẽ mở rộng 187 ha; thuộc xã An Hiệp, xã Phú Tân thuộc huyện Châu Thành. Vị trí thuận lợi về kết nối giao thông và có khả năng kết nối, sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật với khu công nghiệp An Nghiệp hiện hữu.

 

Tổng diện tích khu công nghiệp An Nghiệp sau khi mở rộng là 438 ha (trong đó có 389 ha đất thuộc huyện Châu Thành, 49 ha đất thuộc TP Sóc Trăng).

 

Khu công nghiệp Trần Đề diện tích 160 ha, thuộc ấp Ngan Rô 1, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, nằm dọc theo QL 91B (Đường Nam Sông Hậu) và Sông Hậu (cách TP Sóc Trăng khoảng 20 km đi theo ĐT 934B), có vị trí thuận lợi về kết nối giao thông thủy, bộ. Khu công nghiệp được thành lập vào năm 2021 và hiện nay đang triển khai xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

 

Ngoài ra, còn 8 khu công nghiệp thành lập mới bao gồm khu công nghiệp Sông Hậu diện tích 286 ha thuộc thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, nằm dọc theo QL 91B (Đường Nam Sông Hậu) và Sông Hậu (cách thành phố Cần Thơ khoảng 20 km; cách Thị trấn Mái Dầm là trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh Hậu Giang khoảng 8 km), có vị trí thuận lợi về kết nối giao thông thủy bộ (hiện đang lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000), cụ thể:

 
  • Khu công nghiệp Sông Hậu được chia thành hai phân khu (phân khu 1 có diện tích 121 ha, vị trí từ kênh Cái Trâm đến kênh Tư Hố; phân khu 2 có diện tích 165 ha, vị trí từ kênh Tư Hố hướng đến kênh Cái Cau).
 

Theo quy hoạch, khu công nghiệp Sông Hậu (định hướng phát triển thành khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ) là khu công nghiệp đa ngành, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao như sản xuất linh kiện, lắp ráp sản phẩm điện máy, điện công nghiệp, công nghiệp điện tử, điện thoại, truyền thông…

 
  • Khu công nghiệp Đại Ngãi diện tích 200 ha; thuộc xã Long Đức, huyện Long Phú, nằm dọc theo tuyến QL 91B (Đường Nam Sông Hậu); có vị trí phía bắc giáp với lộ giới đường dẫn cầu Đại Ngãi (QL 60), Phía nam giáp kênh Bao Biển, phía đông giáp lộ giới QL 91B (Đường Nam Sông Hậu), phía tây giáp kênh Bà Xẩm.
 

Đây là khu công nghiệp đa ngành ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp dệt may, da giày, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, các ngành cơ khí, các ngành tạo giá trị gia tăng cao gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.

 
  • Khu công nghiệp Mỹ Thanh diện tích 217 ha, thuộc xã Vĩnh Hải, TX Vĩnh Châu; nằm dọc theo QL 91B (Đường Nam Sông Hậu) và Sông Mỹ Thanh, gần tuyến hành lang phát triển kinh tế Đông - Tây, vị trí thuận lợi về kết nối giao thông thủy bộ. Hiện trạng là đất nuôi trồng thủy sản (nguồn gốc là đất nông trường nhưng bị dân lấn chiếm canh tác).
 

Hiện tỉnh Sóc Trăng đang lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000. Đây là khu công nghiệp chuyên ngành hoặc đa ngành, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, điện khí, logistics.

 
  • Khu công nghiệp Đại Ngãi 2 diện tích 250 ha, thuộc xã Long Đức, huyện Long Phú, nằm tiếp giáp với tuyến tránh QL 91B (Đường Nam Sông Hậu) (theo quy hoạch đô thị Đại Ngãi) và tuyến QL 60, đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam (sẽ xây dựng). Hiện trạng là đất nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả).
 

Đây là khu công nghiệp đa ngành ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp dệt may, da giày, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp và các ngành tạo giá trị gia tăng cao gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.

 
  • Khu công nghiệp Trần Đề 2 diện tích 700 ha và có hai phân khu, phân khu 1 diện tích từ 270 ha đến 300 ha (có vị trí từ lộ giới QL 91B (Đường Nam Sông Hậu) đến bờ sông Hậu).
 

Phân khu 2 có diện tích từ 400 ha đến 430 ha (đối diện phân khu 1, có vị trí từ lộ giới QL 91B (Đường Nam Sông Hậu) hướng về bên trong (hướng tây), quy mô của từng phân khu sẽ được xác định cụ thể khi lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp.

 

Khu công nghiệp này thuộc xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, nằm dọc theo QL 91B (Đường Nam Sông Hậu) và Sông Hậu, vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy. Hiện trạng là đất nuôi trồng thủy sản, trồng lúa và hoa màu.

 

Đây là khu công nghiệp đa ngành, trong đó ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp chế biến nông, thủy hải sản, công nghiệp cơ khí, đóng tàu; công nghiệp hỗ trợ, phục vụ phát triển kinh tế biển.

 
  • Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Mỹ có quy mô dự kiến là 1.500 ha (trong đó quy mô diện tích khu công nghiệp là 1.125 ha và khu đô thị - dịch vụ là 375 ha) thuộc địa bàn xã An Ninh huyện Châu Thành, xã Phú Mỹ huyện Mỹ Tú, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên và phường 10, TP Sóc Trăng.
 

Vị trí khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Mỹ có phía bắc giáp với khu dân cư xã An Ninh (huyện Châu Thành), Phía tây nam giáp với khu dân cư xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú), phía đông giáp với đường vành đai 2 (TP Sóc Trăng), phía tây nam giáp đường tỉnh 939.

 

Khu công nghiệp Khánh Hòa có quy mô dự kiến 350 ha, thuộc phường Khánh Hòa, TX Vĩnh Châu, nằm theo ĐT 935, tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông - Tây, cặp sông Mỹ Thanh, có vị trí thuận lợi về kết nối giao thông thủy, bộ.

 

Hiện trạng là đất nuôi trồng thủy sản. Là khu công nghiệp đa ngành, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

 
  • Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Trần Đề có quy mô dự kiến là 850 ha (trong đó quy mô diện tích khu công nghiệp là 638 ha và khu đô thị - dịch vụ là 212 ha) thuộc địa bàn xã Trung Bình và xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, vị trí tiếp giáp QL 91B (đường Nam Sông Hậu, ĐT 934 và phần cuối Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề, là khu công nghiệp đa ngành.
 

Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030 là 4.951 ha với 10 khu công nghiệp (trong đó có một khu công nghiệp mở rộng).

 

Bên cạnh đó, định hướng sau năm 2030, tỉnh này sẽ quy hoạch bổ sung khu công nghiệp Ngã Năm, quy mô 300 ha tại phường 3, TX Ngã Năm.

Siêu cảng quốc tế Trần Đề và cơ hội lớn cho bất động sản Sóc Trăng

 

Các thành phố cảng biển không chỉ giúp thay đổi diện mạo khu vực và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế, còn tạo động lực giúp thị trường bất động sản gia tăng giá trị theo thời gian.

 

Cảng Trần Đề có tổng diện tích khoảng 4.960ha, có cầu vượt biển dài 18km và 15 cầu cảng, khả năng tiếp nhận tàu đến 160.000 tấn, công suất dự kiến khoảng 150 triệu tấn/năm. Theo quy hoạch, Trần Đề sẽ là cảng quốc tế có diện tích cảng biển lớn nhất tại Việt Nam.

 

Với định hướng là thành phố cảng và là nơi đang có tiềm năng, lợi thế rất lớn, thị trường nhà ở tại Sóc Trăng đã và đang hình thành những dự án khu đô thị mới, được quy hoạch hoàn chỉnh và bài bản, pháp lý hoàn thiện nhằm đón đầu cơ hội gia tăng giá trị.

 

Theo các chuyên gia, nơi hình thành cảng quốc tế sẽ trở thành trung tâm giao thương, kinh tế của quốc gia và khu vực. Có cảng biển quốc tế, hạ tầng sẽ được đầu tư mạnh mẽ từ đó thu hút nguồn vốn FDI, hình thành nên các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung lượng lớn chuyên gia, thủy thủ, người lao động… tạo nên sự sôi động, giúp thị trường bất động sản nhà ở phát triển rất nhanh.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...