Giải mã nhân tố thúc đẩy sự bứt tốc của bất động sản Hậu Giang

Nhờ lợi thế tiếp giáp với TP. Cần Thơ, các huyện của tỉnh Hậu Giang như: Châu Thành, Châu Thành A và Phụng Hiệp đã và đang là thị trường tiềm năng được các tập đoàn bất động sản lớn đầu tư triển khai hàng loạt dự án với giá trị gia tăng hấp dẫn trong tương lai.

Hậu Giang hội tụ những lợi thế tiềm năng hiếm có

 

Cơ sở hạ tầng giao thông được trú trọng đầu tư, định hướng cởi mở thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh đang là những lợi thế cạnh tranh hiếm có tạo động lực để Hậu Giang bứt phá và bất động sản Hậu Giang phát triển.

Tỉnh Hậu Giang hưởng lợi lớn từ quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Hậu Giang có hơn 100km đường cao tốc đi qua 03 trong 08 tuyến cao tốc quan trọng tại Tây Nam Bộ. Nguồn: Internet.

 

Dự kiến, tới đây sẽ có 03 tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang với khoảng 100km đường cao tốc. Trong đó, tuyến Cần Thơ – Cà Mau qua Hậu Giang khoảng 63km, tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng khoảng 37km.

 

Việc đầu tư các tuyến cao tốc đi qua địa phận tỉnh Hậu Giang sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội phát triển cho tỉnh. Hạ tầng giao thông này là động lực thu hút các nhà đầu tư, tăng cường kết nối Hậu Giang với các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như các tỉnh thành khác với tuyến cao Bắc Nam đoạn qua Cà Mau – Hậu Giang – Cần Thơ.

 

Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, đoạn cao tốc Cà Mau – Hậu Giang – Cần Thơ trên tuyến cao tốc Bắc Nam với 12 dự án thành phần có tổng vốn đầu tư 147.000 tỷ đồng sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025. Theo đó, tuyến Cần Thơ – Hậu Giang có chiều dài 37,65 km và tuyến Cà Mau – Hậu Giang có chiều dài 73,22km với tốc độ thiết kế từ 80 – 120km khi hoàn chỉnh. Với thiết kế này, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hậu Giang tới Cần Thơ xuống còn 32 đến 37 phút và thời gian di chuyển từ Hậu Giang đi Cà Mau còn 61 đến 73 phút. Hạ tầng cao tốc sẽ là động lực thúc đẩy kết nối giao thương đường bộ từ Hậu Giang đi tới các cảng biển và cảng hàng không khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính là yếu tố tiền đề để Hậu Giang trở thành trung tâm công nghiệp và logistic của đồng bằng sông Cửu Long.

 

Bên cạnh hệ thống đường cao tốc, Hậu Giang sở hữu khoảng 2.300km đường thủy nội địa. Kênh Xà No nổi bật trong hệ thống đường thủy tại Hậu Giang dài khoảng 40km, rộng 60m, sâu từ 2,5 đến 9m, chảy qua Cần Thơ và Hậu Giang. Dòng kênh này vốn là con đường lúa gạo của cả vùng giờ đây đã trở thành điểm du lịch độc đáo của địa phương.

Bất động sản Hậu Giang rất nhiều tiềm năng phát triển trong 5-10 năm tới

 

Phát triển đô thị là một trong 4 trụ cột quan trọng (gồm công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch) được lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tập trung ưu tiên phát triển, trong đó một số giải pháp được đẩy mạnh: Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; tạo quỹ đất sạch cho phát triển công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cùng với đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội…

Hậu Giang phát huy tiềm năng lợi thế và gìn giữ bản sắc văn hóa trong quy hoạch đô thị. Nguồn: Báo Hậu Giang.

 

Giai đoạn 2025 - 2030, tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kết nối vùng, kết nối vào hệ thống đường cao tốc quốc gia, kết nối với các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, đầu tư các tuyến giao thông trọng yếu tại các đô thị, khu vực có tiềm năng, lợi thế để khai thác quỹ đất có hiệu quả.

 

Định hướng chiến lược phát triển của Hậu Giang tầm nhìn 2030 - 2050 là trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tập trung phát huy thế mạnh và không tách rời quy hoạch tổng thể của vùng ĐBSCL đặc biệt là tính liên kết vùng. Về phát triển đô thị, tiếp tục phát huy lợi thế gắn với công nghiệp ở huyện Châu Thành và Châu Thành A để khai thác yếu tố lan tỏa từ TP.Cần Thơ…

 

Kể từ đầu năm 2021 đến nay, tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt chấp thuận đầu tư nhiều dự án phát triển nhà ở đô thị trên địa bàn như: Dự án khu đô thị (KĐT) mới 2 thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành với vốn đầu tư dự kiến 280 tỷ đồng; dự án KĐT mới TX. Long Mỹ 2, vốn đầu tư dự kiến 265 tỷ đồng; dự án KĐT mới khu vực 4 TP. Vị Thanh, vốn đầu tư dự kiến 2.700 tỷ đồng; dự án KĐT mới số 4 TP.Ngã Bảy, vốn đầu tư dự kiến 266 tỷ đồng; chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án KĐT mới khu vực 3, TP. Ngã Bảy với vốn đầu tư 90 tỷ đồng; khởi công một dự án nhà ở tổng mức đầu tư 1.260 tỷ đồng trong KCN Sông Hậu…

 

Mới đây, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1026/QĐ-UBND về việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho 3 KĐT mới tại huyện Châu Thành trong năm 2022 gồm: KĐT mới và tái định cư KCN Sông Hậu - giai đoạn 2, diện tích 194,6ha; KĐT mới và tái định cư KCN Đông Phú - giai đoạn 2, diện tích 142ha; KĐT mới sông Mái Dầm, diện tích 156ha…

 

Bên cạnh đó, vị trí chiến lược - vệ tinh của TP.Cần Thơ đã mang đến nhiều cơ hội cho bất động sản Hậu Giang phát triển, nhất là khu vực đẩy mạnh phát triển công nghiệp như huyện Châu Thành và Châu Thành A. Mục tiêu tỉnh đề ra trong 5 năm tới có tổng số 10 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích 548,05ha. Đồng thời cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đạt 50% theo quy hoạch. Trong đó, huyện Châu Thành được quy hoạch trở thành huyện công nghiệp của tỉnh. Cùng với định hướng này thì chắc chắn tầm nhìn 5-10 năm, bất động sản công nghiệp tại Hậu Giang sẽ phát triển mạnh, bên cạnh đó là bất động sản nhà ở, đặc biệt phân khúc nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp cũng sẽ được chú ý đầu tư trong thời gian tới.

 

Riêng lĩnh vực đô thị, tỉnh phấn đấu tăng tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt tối thiểu 32%, công nhận 3 thị trấn đối với các đô thị loại V gồm: Tân Long - Phụng Hiệp; Xà Phiên - Long Mỹ và Đông Phú - Châu Thành.

 

Với sự phát triển mạnh mẽ và bài bản của thủ phủ công nghiệp Tây Nam Bộ, trong thời gian tới, địa phương này sẽ trở thành "vườn ươm trái ngọt" cho các nhà đầu tư nhanh nhạy, đón bắt đúng nhịp thời cuộc.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...