Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông trong khu công nghiệp
Sự phát triển bất động sản nhanh chóng, hạ tầng giao thông đồng bộ gồm: cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - TP. Cần Thơ, đã hình thành nên hệ thống "xương sống" thúc đẩy liên kết vùng tại khu vực Tây Nam Bộ riêng và khu vực phía Nam nói chung.
Điều kiện xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Nghị định 35/2022 NĐ -CP, về việc đầu tư hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, bãi bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Theo đó, khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền.
Những dịch vụ "sáng giá" làm nên thành công của các khu công nghiệp kết hợp đô thị - dịch vụ. Ảnh: Sưu tầm.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP, quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Nghị định gồm 08 Chương, 76 Điều, quy định những vấn đề chung, đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế, chính sách phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, một số loại hình khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị.
Trường hợp chọn áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì các tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm:
- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở các điều kiện quy định.
- Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở quy mô diện tích, tiến độ thực hiện, tình hình thực hiện của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hoặc dự án bất động sản khác mà nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập là tổ chức của nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án.
- Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại được xây dựng trên cơ sở nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, quy định khác của pháp luật có liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
Theo các chuyên gia, Nghị định 35/2022/NĐ-CP, cũng hoàn thiện điều kiện đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (tỷ lệ lấp đầy, quy mô khu công nghiệp, năng lực của nhà đầu tư và một số điều kiện khác) trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư nhằm đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của dự án hạ tầng khu công nghiệp.
Bất động sản phía Nam điểm đến mới trong hưởng lợi từ chuỗi cung ứng
Cùng với dòng chảy của bất động sản công nghiệp, nhà ở, thương mại - dịch vụ trong cụm các khu công nghiệp sẽ ngày càng gia tăng. Theo ước tính, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có hàng ngàn chuyên gia, lao động và nhu cầu nhà ở là rất lớn. Do đó, phát triển dự án nhà ở kèm tiện ích, dịch vụ trong lõi khu công nghiệp trở thành điểm đón đầu của nhiều doanh nghiệp.
Bất động sản công nghiệp thêm những dự án ngàn tỷ. Ảnh: Sưu tầm.
Thị trường bất động sản sẽ cần một lượng lớn nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cũng như phát triển các cơ sở vật chất hiện đại. Với tiềm năng phát triển của ngành thương mại điện tử và lĩnh vực sản xuất, thị trường logistics, khu vực Tây Nam Bộ sẽ bước lên một nấc thang cao hơn trong tiến trình phát triển.
Khu vực phía Nam các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai còn rất ít diện tích trống. Hậu Giang và Sóc Trăng sẽ là điểm đến đầu tư thay thế nhờ nguồn cung tốt. Ngoài ra, có nhiều nhà máy dự kiến được xây dựng trong thời gian tới nhờ vị trí thuận tiện gần các cảng lớn.
Bất động sản công nghiệp bao gồm: kho bãi, chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất sẽ đón nhận nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới. Bởi sức hấp dẫn của các tài sản logistics và công nghiệp sẽ chỉ theo chiều tăng lên trong mắt các nhà đầu tư.
Do nhu cầu thuê của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng do xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đến Việt Nam nên bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng vẫn có tiềm năng tăng trưởng bền vững.
Các chuyên gia đánh giá, số lượng các khu công nghiệp cần được cải thiện, trong vài năm tới vì nhu cầu thuê của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng. Do xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam.