BẤT ĐỘNG SẢN PHÍA NAM HỨA HẸN NHIỀU BỨT PHÁ TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022

 

Nhờ việc sở hữu cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, kinh tế phát triển, quỹ đất lớn, thị trường bất động sản ở Tây Nam Bộ hứa hẹn sẽ trở thành “điểm nóng” trong khu vực. Dự báo về thị trường bất động sản Tây Nam Bộ, các chuyên gia cho rằng, bất động sản ở khu vực này có rất nhiều tiềm lực để bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm.

Bất động sản công nghiệp sẽ tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2022

 

Thị trường bất động sản nửa đầu năm 2022, có lượng tin đăng bán mua nhà đất tăng 22%, đặc biệt là các dự án đất nền trong các khu công nghiệp đã tăng hơn 30% so hơn giai đoạn IV/2021.

Bất động sản công nghiệp phía Nam tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2022. Ảnh: Sưu tầm. 

 

Nhiều "ông lớn" đổ tiền vào bất động sản công nghiệp, với các dự án quy mô cho thấy tiềm năng lớn của phân khúc này từ năm 2022. Cộng với nguồn vốn FDI đổ vào miền Tây không ngừng tăng sẽ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của phân khúc này.

 

Có nhiều lý do tạo nên sự hấp dẫn của ngành bất động sản công nghiệp tại khu vực Tây Nam Bộ. Cụ thể, đất công nghiệp ở miền Tây có mức giá tương đối hợp lý, có nhiều nhà phát triển bất động sản uy tín cùng với chính sách pháp lý phù hợp. Đây là những yếu tố giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại đây.

 

Về xu hướng thị trường bất động sản Tây Nam Bộ trong năm 2022, dự báo các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các tỉnh, thành phố như: Long An, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang. Dự kiến các tỉnh này sẽ cung ứng ra thị trường và toàn vùng khoảng hơn 12.000 sản phẩm. Cùng với đó là xu hướng xuất hiện căn hộ cao cấp ở các đô thị lớn như TP. Cần Thơ, TP. Tân An của Long An, TP. Long Xuyên của An Giang.

 

Việc này kéo theo tiềm lực thị trường bất động sản các tỉnh miền Tây ngày càng được nâng cao. Bởi khi các chủ đầu tư lớn về đây đầu tư và phát triển dự án dẫn đến thị trường bất động sản cũng sẽ sôi nổi hơn. Từ đó bộ mặt các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khang trang, cư dân được hưởng những tiến bộ về quy hoạch, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là xu hướng an cư mới đang được thịnh hành tại các tỉnh miền Tây.

 

Theo nhận định từ các chuyên gia, chính sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn đầu tư FDI đã tô thêm những nét tươi sáng cho bức tranh toàn cảnh đầy màu sắc của phân khúc bất động sản khu công nghiệp thời gian qua. Bên cạnh đó, tích cực cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, không thể phủ nhận đây cũng là sự tổng hòa nhiều yếu tố như: Xu hướng dịch chuyển dòng vốn, lợi thế từ hàng loạt FTA mà Việt Nam đã tham gia... hứa hẹn sẽ còn mở ra nhiều cơ hội hơn nữa trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Bất động sản miền Tây tăng vọt cơ sở hạ tầng đồng bộ đẩy giá 

 

Dự án phát triển hạ tầng, cầu đường chạy tới đâu, bất động sản “sốt” tới đó là thực trạng của thị trường bất động sản trong nhiều năm nay. Nhiều nhà đầu tư nhờ đón “sóng” từ những chính sách xây dựng hạ tầng, quy hoạch đã "trúng đậm". Tuy nhiên, cũng có nhiều “khóc ròng” vì đón sai “sóng”.

Tây Nam Bộ: Nhiều tiềm lực phát triển bất động sản năm 2022. Ảnh: Sưu tầm.

 

Sự chín muồi của một thị trường bất động sản giàu tiềm năng cộng với những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, bệ phóng vững chắc từ hạ tầng ngày càng hoàn thiện đang đưa miền Tây trở thành ngôi sao sáng trên thị trường bất động sản, bất chấp sự trầm lắng của thị trường chung.

 

Giấc mơ về miền Tây bằng đường cao tốc đang dần trở thành hiện thực khi hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đã, đang và sắp được triển khai khắp Đồng bằng sông Cửu Long. Bệ đỡ từ hạ tầng đang mở ra cơ hội kết nối liên vùng, mở lối thông thương, đưa Tây Nam Bộ phát triển xứng với tiềm năng của một khu vực trọng điểm kinh tế cả nước.

 

Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến danh mục nhu cầu đầu tư các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây đến năm 2030 có tổng chiều dài hơn 900km, vốn đầu tư  hơn 150.000 tỷ đồng. Không chỉ có giao thông đường bộ, theo quy hoạch đến năm 2030, miền Tây sẽ được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

 

Như cách chuyên gia trong ngành nói, bất động sản khu vực Tây Nam Bộ được gọi là “cơn lốc” giá bởi mức độ tăng trưởng giá lớn. Cùng với đó, hạ tầng giao thông cũng khác xa so với thời điểm cách đây 5 năm. Theo các chuyên gia, những lực đẩy về hạ tầng, quy hoạch, giao thông tại khu vực này đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy mức giá của thị trường BĐS lên một “nấc thang” mới.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...