Thêm nhiều “gam màu” tươi sáng cho bất động sản miền Tây
Sau thời gian bùng phát của đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản (BĐS) 2022 có những dấu hiệu phục hồi và phát triển với "gam màu" tươi sáng. Thêm vào đó, thị trường BĐS Việt Nam được dự báo có sự phục hồi nhanh, từ đó góp phần thúc đẩy thị trường BĐS Tây Nam Bộ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thị trường BĐS tăng trưởng ở nhiều phân khúc
Sự hồi phục và tăng trưởng của nhiều phân khúc BĐS được thúc đẩy từ cả hai yếu tố cung và cầu, cộng hưởng với mặt bằng lãi suất thấp, pháp lý minh bạch và chiến lược phát triển nhà ở quốc gia của Chính phủ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với một trong những mục tiêu của chiến lược là phát triển các sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của người có thu nhập thấp và trung bình.
Thị trường BĐS Tây Nam Bộ chuyển biến tích cực. Ảnh: Sưu tầm.
Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm nhiều doanh nghiệp BĐS đã công bố những dự án mới, hứa hẹn những tín hiệu tích cực cho nguồn cung trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia lượng cung này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của khách hàng.
Trong năm 2022, thị trường BĐS sẽ có xu hướng tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc. Trong đó, phân khúc BĐS công nghiệp, đất nền, nhà ở có nhiều khả năng tăng trưởng mạnh nhất.
Những yếu tố này tạo lực đẩy phát triển và sức hấp dẫn đầu tư với phân khúc BĐS công nghiệp. Tính riêng trong hai tháng đầu năm 2022, thị trường BĐS ở phân khúc này đã trở nên nhộn nhịp với những dự án đầu tư mới và mở rộng có giá trị hàng nghìn tỷ đồng.
Tây Nam Bộ “vùng đất mới” hút dòng tiền đầu tư BĐS
Ngoài thị trường “gạo cội” TP. Cần Thơ, các tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Cà Mau… đang được xem là những “vùng đất mới” nhiều tiềm năng để phát triển BĐS. Làn sóng dịch chuyển của các chủ đầu tư lẫn nhà đầu tư cá nhân ngày càng rõ nét đến các thị trường nơi đây. Đâu là lý do khiến sự dịch chuyển này ngày càng mạnh mẽ.
Nhờ nhiều lợi thế, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, thị trường BĐS Tây Nam Bộ đang trở thành điểm “nóng” mới của dòng vốn đầu tư.
Những vùng đất “mới nổi” sẽ là điểm ngắm của các ông lớn BĐS trong thời gian tới. Mặc nhiên một điều, khi làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp lớn về các vùng đất mới nổi thì sẽ kéo theo hoạt động đầu tư cá nhân gia tăng.
Các tỉnh miền Tây Nam Bộ có những lợi thế lớn để phát triển các dự án BĐS cao cấp. Với lợi thế của người đi sau với một quỹ đất sạch rộng, các tỉnh ở khu vực này đang quy hoạch phát triển các khu đô thị mới bài bản, có quy mô lớn, cùng các cơ sở hạ tầng cầu, đường… quy mô, sẵn sàng làm sáng đẹp bộ mặt đô thị trong tương lai.
Theo nhận định của các chuyên gia, miền Tây được ví như vùng đất của "chín con rồng còn đang ngủ đông", mang trong mình nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai phá, sẽ là dư địa dồi dào dành cho những nhà đầu tư chiến lược nắm bắt.
BĐS đứng top cao những ngành đón vốn FDI
Đứng vị trí thứ hai trong 17 ngành đón dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), hai tháng đầu năm 2022, thị trường BĐS với tổng vốn đầu tư hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư đăng ký (chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến – chế tạo). Năm 2022, dự đoán thị trường BĐS sẽ nhận được nhiều xung lực tích cực cho sự phục hồi và dòng tiền được dự báo vẫn đổ mạnh vào lĩnh vực này.
Dòng tiền “chảy mạnh” vào BĐS. Ảnh: Sưu tầm.
Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế càng phát triển thì yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng lại càng cao, việc lưu thông tốt hơn dẫn đến kỳ vọng về kinh tế, giá cả tốt hơn. Kể từ đầu năm 2022, Chính phủ đã tập trung đẩy mạnh triển khai các gói đầu tư hạ tầng, các tuyến cao tốc kết nối liên vùng.
Thị trường BĐS khu vực Tây Nam Bộ hồi phục, giao dịch BĐS tăng trở lại khi nhà đầu tư có tâm lý bán chốt lời các sản phẩm đã đầu tư trước giai đoạn dịch và tìm kiếm sản phẩm mới để tái đầu tư. Chiếm ưu thế vẫn là các sản phẩm có cơ sở hạ tầng đồng bộ, được đầu tư bài bản, chỉn chu, cơ sở pháp lý đầy đủ.
Các chuyên gia đưa ra nhận định trong thời gian tới, năm 2022 sẽ là một năm chứng kiến nguồn tiền lớn đổ vào bất động sản ở tất cả các phân khúc. Nguồn tiền này đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư chuyên nghiệp và nhóm nhà đầu tư cá nhân.