Quyết tâm hoàn thành hơn 500km cao tốc miền Tây

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng hơn 1.100 km với quy mô từ 4 đến 6 làn xe.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 500 km đường bộ cao tốc vào năm 2026

 

Thời gian tới đây, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tuyến cao tốc đang triển khai,  gồm 3 tuyến trục dọc, 3 tuyến trục ngang. Trong đó, 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575 km gồm cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 245 km, cao tốc Bắc - Nam phía tây dài 180 km, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dài 150 km.

Giao thông miền Tây phát triển với loạt cao tốc được khởi công. Ảnh: Sưu tầm.

 

Ba tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591 km gồm cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 191 km, cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang) - Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212 km, cao tốc Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài 188 km.

 

Theo Bộ Giao thông vận tải, đến thời điểm hiện nay, đồng bằng Sông Cửu Long đã hoàn thành và đưa vào khai thác theo quy mô giai đoạn 1 (4 làn xe) với tổng chiều dài 171 km cao tốc, gồm đoạn Bến Lức – Trung Lương (40 km), Trung Lương – Mỹ Thuận (51 km), Cao Lãnh – Lộ Tẻ (29 km), Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (51 km), trong đó đoạn Cao Lãnh – Lộ Tẻ hiện tổ chức giao thông hỗn hợp, đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sử dụng mặt đường láng nhựa để chờ lún, các tuyến này Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục đầu tư để khai thác theo quy mô cao tốc.

 

Còn 8 dự án đang thực hiện thi công và hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai bảo đảm cơ bản hoàn thành trong kỳ trung hạn giai đoạn 2021-2025, đưa vào khai thác toàn bộ các dự án trong năm 2026 với tổng chiều dài 463 km, tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng.

 

Như vậy, đến năm 2026, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc, các tuyến cao tốc còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.

 

Theo các báo cáo và ý kiến tại cuộc làm việc, 2 vấn đề lớn nổi lên của các dự án cao tốc trong khu vực là nguyên vật liệu đắp nền đường và công tác giải phóng mặt bằng. Theo tính toán, vật liệu đá, đất đắp lề cơ bản đủ trữ lượng, chất lượng, công suất khai thác đáp ứng nhu cầu các dự án. Tuy nhiên, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của các dự án giai đoạn 2021-2025 là rất lớn, khoảng 47,81 triệu m3.

 

Các địa phương đã có kế hoạch bố trí đủ nguồn vật liệu đắp nền đối với các dự án do địa phương là cơ quan chủ quản. Riêng dự án thành phần đoạn từ thành phố Cần Thơ đến Cà Mau, tổng nhu cầu cát đắp nền khoảng 18,5 triệu m3 (phải thi công trong khoảng thời gian 18 tháng để chờ lún), hiện mới có tỉnh An Giang dự kiến cung cấp khoảng 1,1 triệu m3 cát từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác.

 

Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long ưu tiên nguồn vật liệu cát cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cần Thơ – Cà Mau và hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thiện các thủ tục mở mỏ trong tháng 2/2023 để có thể khai thác, cung cấp phục vụ thi công. Trước mắt, khi chưa hoàn tất các thủ tục khai thác các mỏ mới, chỉ đạo các sở, ngành liên quan của địa phương thực hiện thủ tục tăng 50% công suất các mỏ cát đang khai thác để cung cấp ngay cho dự án.

 

Theo các chuyên gia nhận định, thực hiện các dự án trọng điểm, nhất là đối với hơn 8 dự án giao thông kết nối liên vùng, liên huyện, giao thông đối ngoại. Các dự án hạ tầng giao thông được lựa chọn và phân kỳ đầu tư trong thời gian tới sẽ là giải pháp hiệu quả để tiếp tục tạo nên diện mạo mới cho hạ tầng giao thông tỉnh, tạo sự kết nối vùng, liên vùng nhanh, bền vững.

Gỡ nút thắt hạ tầng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 

Ông Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Đại hội Đảng toàn quốc gần đây đã xác định phát triển hạ tầng là một trong 3 đột phá chiến lược. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu phấn đấu tới 2025 có 3.000 km cao tốc và tới 2030 có ít nhất 5.000 km cao tốc.

Quy hoạch tuyến cao tốc phía Nam năm 2030 ít nhất 5.000 km cao tốc. Ảnh: Sưu tầm.

 

Chính phủ đã bố trí được khoảng 480.000 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển hạ tầng giao thông, cao gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước, từ nhiều nguồn gồm đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, đồng thời huy động các nguồn lực xã hội.

 

Nêu rõ Đồng bằng Sông Cửu Long có 2 "nút thắt" phát triển về hạ tầng và nhân lực, Thủ tướng cho biết chúng ta dành nguồn lực tương đối lớn cho hệ thống đường cao tốc và các loại hình giao thông khác tại đồng bằng Sông Cửu Long, quyết tâm trong nhiệm kỳ này làm thay đổi hệ thống giao thông tại miền Tây.

 

Hệ thống đường cao tốc, cảng biển, đường thủy nội địa. Thủ tướng cũng cho biết ý tưởng phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, trong đó dự kiến sẽ làm trước đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

 

Thủ tướng yêu cầu chậm nhất phải hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2023 để khởi công đồng loạt các dự án còn lại. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về chỉ định thầu theo tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; đồng thời sửa đổi tiêu chí, tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu bảo đảm công khai, minh bạch.
 
  

Theo các chuyên gia nhận định, việc phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có các tuyến cao tốc sẽ giúp giá bất động sản hưởng đà tăng mạnh. Kéo theo đó là hàng loạt nhà đầu tư lớn nhảy vào thị trường bất động sản Tây Nam Bộ, từ đó phát triển hàng loạt dự án mang tính tầm vóc với đa dạng phân khúc. Vì thế, đây là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư cá nhân, các khách hàng có nhu cầu mua ở thật cân nhắc, lựa chọn các chủ đầu uy tín để có cho mình một nơi lưu trú dòng tiền, một chốn an cư sở hữu tỷ suất sinh lời vượt trội.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...