Quy trình khi mua đi bán lại bất động sản

Quá trình giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất luôn tồn tại nhiều rủi ro, đòi hỏi người mua cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin cũng như nắm chắc về pháp lý để không phải chịu các thiệt hại về tiền bạc cũng như thời gian, công sức. Sẽ đưa ra các thông tin quan trọng về quy trình mua bán nhà đất, giúp các cuộc giao dịch diễn ra thuận lợi.

Lưu ý không thể bỏ qua trong quy trình mua bán nhà đất

Mua đi bán lại sẽ trở thành hình thức kinh doanh bất động sản có lãi nếu bạn tìm thấy đúng căn nhà phù hợp. Cách tốt nhất để tìm giao dịch phù hợp là lựa chọn những căn nhà giá rẻ, ở những nơi vừa sức với nguồn vốn của bản thân. Không phải ai cũng có khả năng mua được tài sản ở những vị trí đẹp. Vì vậy, đôi khi bạn cần chấp nhận mức lãi nhỏ hơn, nhưng sẽ lựa chọn được các tài sản phù hợp hơn với nguồn vốn bản thân.

Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất. Ảnh: Sưu tầm.

 

Để tránh vướng vào các cuộc tranh cãi hay kiện tụng pháp lý, khách hàng không nên mua những ngôi nhà tồn tại tranh chấp, dù là lớn hay nhỏ. Người mua có thể tìm hiểu về các tranh chấp lớn bằng cách tìm kiếm tin tức trên mạng xã hội, báo điện tử, truyền hình hay trên cơ sở dữ liệu đã được lưu tại văn phòng công chứng.

 

Tuy nhiên, những vụ việc nhỏ như tranh chấp liên quan đến hàng rào, lối đi, đường thoát nước,... lại thường không được cập nhật trên các trang tin tức hay cơ quan nhà nước. Trong trường hợp này, khách hàng chỉ có thể thăm hỏi thông tin từ người dân xung quanh hoặc UBND phường, xã.

 

Ngoài ra, khách hàng còn có thể tra cứu thông tin về thế chấp ngân hàng thông qua bản photo sổ đỏ tại các văn phòng công chứng một cách miễn phí. Tuy nhiên, nếu căn nhà bị thế chấp cho các cá nhân hoặc tổ chức không chính thức, thông tin sẽ không được lưu trữ tại văn phòng công chứng, dẫn đến các trở ngại khi tìm hiểu.

 

Theo chuyên gia cho biết, việc tiến hành ký và công chứng hợp đồng được tiến hành gần như đồng thời với việc bên mua thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán, cũng như bên bán bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán theo yêu cầu của văn phòng công chứng cho bên mua.

Quy trình mua bán nhà đất đảm bảo an toàn và chính xác

 

Nhà đất không chỉ là tài sản có giá trị lớn mà còn mang nhiều ý nghĩa với chủ sở hữu. Vì vậy, bước đặt cọc sẽ góp phần đảm bảo người mua nhận được nhà theo đúng cam kết, thời hạn, đồng thời hạn chế tình trạng người bán từ chối giao dịch. Số tiền đặt cọc sẽ tùy thuộc vào điều kiện và thỏa thuận của 2 bên tham gia giao dịch và thường rơi vào khoảng 2% - 3% giá trị nhà đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: Sưu tầm.

 

Biên bản đặt cọc cần chứa đầy đủ thông tin pháp lý của 2 bên tham gia mua bán, thông tin mô tả về tài sản giao dịch, giá trị thành tiền đã thoả thuận của nhà đất, số tiền và thời gian đặt cọc theo cam kết,...

 

Ngoài ra, trong quá trình đặt cọc, người mua và người bán có thể mời người làm chứng cùng ký vào giấy biên bản đặt cọc nhằm củng cố sự an tâm trong quá trình giao dịch hoặc ghi hình lại quá trình ký kết để làm bằng chứng trong trường hợp phải xét xử trước pháp luật do phát sinh mâu thuẫn.

 

Quy trình công chứng mua bán nhà đất được tiến hành gần như cùng lúc với thời điểm bên mua thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán và nhận bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến nhà đất từ theo yêu cầu của văn phòng công chứng. Khi ký kết hợp đồng mua bán tại cơ quan công quyền, hai bên sẽ được xác nhận đã hoàn tất thủ tục thanh toán đầy đủ, sau đó, công chứng viên mới giao hợp đồng đã được công chứng.

 

Khách hàng cần lưu ý thủ tục công chứng phải được thực hiện tại các tổ chức trong phạm vi tỉnh nơi có nhà đất và thời hạn công chứng không quá 2 ngày làm việc. Riêng với hợp đồng công chứng phức tạp, thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc.

 

Trong quy trình mua bán nhà đất, người mua phải nộp hồ sơ mua bán tại văn phòng của một cấp chính quyền như Quận, Huyện. Những giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ bao gồm sổ hộ khẩu, CCCD gắn chíp, đăng ký kết hôn, bản hợp đồng công chứng đã được bên cơ quan công quyền bàn giao.

 

Căn cứ vào thoả thuận giữa 2 bên tham gia thực hiện quy trình mua bán nhà đất, một trong hai bên sẽ phải nộp hồ sơ và các loại chi phí theo quy định của nhà nước tại UBND cấp Quận/ Huyện. Đối với bên mua, pháp luật quy định đóng thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng, các lệ phí địa chính, thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ lên cơ quan công quyền, bên thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận lại thông tin về căn nhà được tiến hành giao dịch. Đây là bước tối quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sang tên sổ đỏ trong quy trình mua bán nhà đất. Sau khi hoàn thành xác nhận hồ sơ, cơ quan công quyền sẽ gửi thông báo thuế và người mua cần chủ động thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình.

 

Theo các chuyên gia nhận định, khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến UBND Quận, Huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ. Sở địa chính nhà đất sẽ tiến hành đăng ký thay đổi chủ sở hữu nhà đất và người mua chính thức trở thành chủ của căn nhà trong hợp đồng giao dịch, đồng nghĩa với việc quy trình mua bán nhà đất kết thúc tại đây.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...