Lưu ý về Chỉ thị 13/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ với thị trường bất động sản

 

Với chỉ thị 13/CT-TTG vừa được Chính phủ ban hành với rất nhiều giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, một lần nữa tái khẳng định sự quan tâm, sát sao của Chính phủ đối với một ngành kinh tế quan trọng như bất động sản trong bối cảnh hiện nay.

Chỉ thị 13/ CT - TTG 2022 giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản

 

Ông Lê Văn Thành - Phó Thủ tướng đã ký Chỉ thị 13/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. 

Chỉ thị 13 nhiều giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản. Ảnh: Sưu tầm.

 

Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài theo hướng xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả để bảo đảm an toàn chắc chắn giữa các thị trường vốn với bất động sản, đa dạng hóa nguồn vốn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cấp, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất thí điểm cơ chế chính sách tạo động lực, xung lực mới cho phát triển thị trường.

 

Chỉ thị 13/CT-TTG cũng nêu rất rõ những nội dung định hướng sửa đổi các luật hiện hành liên quan đến đất đai, bất động sản cho các cơ quan chức năng. Đơn cử như dự thảo Luật đất đai đang được đưa ra lấy ý kiến cũng đã có những lộ trình rất cụ thể.

 

Quốc hội đã xác định tháng 10/2022, sẽ lấy ý kiến về dự thảo lần đầu tiên. Đây là Luật rất quan trọng, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua 3 kỳ họp, thứ 4,5,6. Nếu mọi việc tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu, tháng 10/2023, Bộ Luật đất đai 2023 sẽ được thông qua.

 

Thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn thời gian qua, sự phát triển của lĩnh vực bất động sản. 

 

Đồng thời cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Cơ cấu hàng hóa chưa hợp lý, giá sản phẩm bất động sản nhất là giá nhà ở còn khá cao so với thu nhập của người lao động, cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường bất động sản chưa đồng bộ đầy đủ, thiếu tin cậy, thiếu minh bạch.

 

Việc phát triển các dự án bất động sản ở một số địa phương không theo quy hoạch và kế hoạch, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường, trình tự thủ tục đầu tư còn được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, qua nhiều bước nên thời gian thực hiện thủ tục đầu tư bị kéo dài.

 

Các chuyên gia đánh giá, Chỉ thị 13/CT - TTG về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản một lần nữa nêu cao vai trò quan trọng của thị trường này trong hệ sinh thái kinh tế nói chung. Đồng thời, tạo ra động lực thúc đẩy cả hệ thống chính trị vào cuộc để “xốc” lại thị trường bất động sản, phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững như Thủ tướng đã nhiều lần nhấn mạnh.

Hoàn thiện xây dựng hệ thống thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai

 

Xây dựng hệ thống thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai, công khai minh bạch thông tin quy hoạch, ngăn chặn việc chia tách, "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được phép đầu tư thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Giải pháp phát triển thị trường bất động sản. Ảnh: Sưu tầm.

 

Việc các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã tích cực, nỗ lực thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, điều hành, các giải pháp, chính sách của Chính phủ về thị trường bất động sản đã giúp cho tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, bảo đảm an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô.

 

Xác định các phân khúc thị trường bất động sản nhu cầu như: đất nền, nhà phố thương mại, bất động sản công nghiệp, nhà ở công nhân, nhà thu nhập thấp để có chính sách phù hợp thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người lao động thu nhập thấp.

 

Theo đó, đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để tạo khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, tăng cường hiệu quả quản lý bất động sản, khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội cho phù hợp với Luật Nhà ở.

 

Theo các chuyên gia đánh giá, cụ thể chính xác về tình hình và cung - cầu để phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh song song phát huy vai trò quản lý của nhà nước, các công cụ chính sách để can thiệp, kiểm soát khi cần thiết một cách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, không để tình trạng thao túng thị trường bất động sản.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...