Hậu Giang sẽ là trung tâm logistics tại Đồng bằng sông Cửu Long

Theo quy hoạch tỉnh được phê duyệt, tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang sẽ là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Vị trí giàu tiềm năng

 

Phạm vi ranh giới lập quy hoạch tỉnh Hậu Giang bao gồm tổng diện tích tự nhiên hơn 1.622km2, với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và 5 huyện (Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A).

Hậu Giang đẩy mạnh khai thác những tiềm năng vốn có. Báo Đầu tư. 

 

Phía Bắc của tỉnh giáp thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

 

Nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL và là cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh Nam sông Hậu bao gồm Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng với phần còn lại của ĐBSCL và các vùng kinh tế khác của cả nước. Các đơn vị hành chính của tỉnh nằm trong số các địa phương có chỉ số tối ưu trong vùng ĐBSCL với khoảng cách tới thị trường và khoảng cách tới vùng sản xuất. Vị trí này thuận lợi để các doanh nghiệp lựa chọn đặt các nhà máy sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm, trung tâm logistics từ vùng nguyên liệu ĐBSCL. Vị trí cũng hấp dẫn với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hoặc các tổng kho phân phối phục vụ thị trường ĐBSCL.

 

Hậu Giang là điểm giao nhau giữa 3 tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu tạo sự kết nối thông suốt với cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, cảng Cần Thơ và cảng biển Trần Đề sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho tỉnh, đặc biệt liên quan tới phát triển công nghiệp, đô thị và logistics.

 

Ngoài ra, Theo Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị vừa qua thì tập trung cho Cần Thơ và Hậu Giang là trung tâm logistics của vùng. Chúng tôi đã chọn Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh và Khu công nghiệp Sông Hậu đảm bảo về diện tích để hòa cùng với Cần Thơ xây dựng các trung tâm logistics. Ngoài ra, từ tuyến đường cao tốc từ Cần Thơ đi Cà Mau thì Khu công nghiệp Sông Hậu cách đó khoảng 3km, nếu nói thuận lợi về công nghiệp thì Hậu Giang sẽ thuận lợi nhất khi kết nối với đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

 

Theo các chuyên gia cho rằng, thời gian tới đây Hậu Giang hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội vàng cho công nghiệp – nông nghiệp – đô thị – du lịch phát triển nhanh, bền vững. Hậu Giang sẵn sàng đón thời cơ trong vận hội mới để cùng ĐBSCL cất cánh và phát triển.

Phát triển Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp

 

Quy hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng ĐBSCL, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại,…

Hậu Giang triển vọng trở thành trung tâm công nghiệp ĐBSCL. Nguồn: Tạp chí Công Thương.

 

Ngày 8/12/2023 vừa qua, ông Trần Hồng Hà - Phó thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1588/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Theo Quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng ĐBSCL, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại, các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

 

Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, Quy hoạch xác định 5 đột phá chiến lược của tỉnh Hậu Giang, cụ thể:

 
  • Một trung tâm (Một tâm): Phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị của tỉnh.
  • Hai tuyến hành lang kinh tế động lực (Hai tuyến): Phát triển 2 hành lang kinh tế động lực là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với TP.HCM và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu. Hình thành hành lang kinh tế trọng điểm của tỉnh.
  • Ba trung tâm đô thị (Ba thành): Phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị của tỉnh, gồm TP.Vị Thanh, TP. Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ; trong đó, TP. Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
  • Bốn trụ cột kinh tế (Bốn trụ): Công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng.
  • Năm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
 

Về phương hướng phát triển các ngành trọng điểm, Hậu Giang sẽ phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, thế mạnh của tỉnh, hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp tập trung, hiện đại, quy mô lớn, hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư các ngành: Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp năng lượng, công nghiệp hỗ trợ; dược, mỹ phẩm; chế biến nông sản; logistics.

 

Hậu Giang mở rộng, nâng cấp các đô thị, phát triển đô thị khi có đủ điều kiện, tiêu chí theo quy định gắn với công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, theo tiêu chuẩn đô thị xanh, thông minh, giàu bản sắc và thích ứng với biến đổi khí hậu.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...