Hậu Giang phát triển thêm 3 khu và 1 cụm công nghiệp

Hậu Giang phát triển khu công nghiệp xác định là một trong 4 trụ cột trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) theo hướng hiện đại, phục vụ xuất khẩu, chế biến nông sản và logistic…, tạo lợi thế thu hút đầu tư. Đây cũng là bước đà vững chắc cho mục tiêu từng bước đưa Hậu Giang trở thành “thủ phủ công nghiệp” của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

1. Đề xuất thành lập thêm 7 khu công nghiệp

 

Định hướng giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hậu Giang thành lập mới thêm 7 KCN với tổng    diện tích 1.741 ha, nâng tổng diện tích KCN đến năm 2030 khoảng 2.233 ha (tại huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp) đúng theo chỉ tiêu phân bổ diện tích đất KCN của tỉnh Hậu Giang theo Quyết định số 326/QĐ-TTg, ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và đã được cập nhật trong dự thảo quy hoạch tỉnh Hậu Giang.

Phát triển các KCN Hậu Giang đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh. Nguồn: Bộ Xây dựng.

 

Về tiến độ thực hiện quy hoạch các KCN mới, UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, KCN Đông Phú 2 và KCN Sông Hậu 2 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tại Công văn số 329/TTg-CN ngày 28/4/2023.

 

Vào ngày 26/5/2023, UBND tỉnh Hậu Giang có văn bản gửi bộ ngành Trung ương góp ý theo Điều 7 Nghị định số 35/2022-NĐ-CP, đến nay đã được Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải góp ý kiến nội dung Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng KCN Sông Hậu 2 và KCN Đông Phú 2. Dự kiến trong tháng 7/2023 sẽ phê duyệt các đồ án quy hoạch; đến tháng 5/2024 sẽ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai đầu tư hạ tầng các KCN.

 

Đối với quy hoạch phân khu xây dựng KCN Đông Phú, tỉnh đang lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Đông Phú 120 ha, đã được tích hợp vào quy hoạch tỉnh Hậu Giang và được Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh thống nhất thông qua trong phương án phát triển hệ thống KCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

 

Đối với quy hoạch phân khu xây dựng KCN Tân Hòa, đã tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch, dự kiến sẽ phê duyệt quy hoạch ngay sau khi Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (dự kiến phê duyệt trong tháng 8/2023).

 

Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hậu Giang có kế hoạch phát triển mới 3 khu công nghiệp, với diện tích khoảng 784 ha. Cụ thể, gồm Khu công nghiệp Đông Phú (xã Đông Phú, huyện Châu Thành), diện tích khoảng 120ha; Khu công nghiệp Sông Hậu 2 (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành), diện tích khoảng 430ha; Khu công nghiệp Đông Phú 2 (xã Đông Phú, huyện Châu Thành), diện tích khoảng 234ha.

 

Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh tiếp tục quy hoạch phát triển thêm 4 khu công nghiệp mới với diện tích 957 ha, gồm Khu công nghiệp Nhơn Nghĩa A (huyện Châu Thành A), diện tích 252 ha; Khu công nghiệp Tân Hòa (huyện Châu Thành A), diện tích 205ha; Khu công nghiệp Tân Bình (huyện Phụng Hiệp), diện tích 210ha; Khu công nghiệp Long Thạnh (huyện Phụng Hiệp), diện tích 290 ha. 

 

Về phát triển cụm công nghiệp tập trung, theo Phương án Phát triển cụm công nghiệp thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong giai đoạn 2021- 2025 dự kiến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 10 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 548,05ha.

 

Giai đoạn 2026 - 2030 không phát triển thêm cụm công nghiệp, mà tập trung đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp, đồng thời mở rộng Cụm công nghiệp Vị Bình (huyện Vị Thủy) từ 50ha lên 71ha.

 

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 10 cụm công nghiệp, với diện tích 569,05ha.

 

Giai đoạn 2031 - 2050, toàn tỉnh có 15 cụm công nghiệp, với diện tích là 907,63ha, bao gồm 10 cụm công nghiệp hiện hữu và phát triển thêm 5 cụm công nghiệp mới. 

2. Hậu Giang tăng tốc thu hút đầu tư, lập thêm 3 khu công nghiệp

 

Huyện Châu Thành là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Vị Thanh 25km về hướng đông bắc và cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10km, nơi đây đang trở thành trung tâm đô thị - công nghiệp năng động với nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư.

Nhiệt điện sông Hậu 1: Trưởng thành của các nhà thầu Việt | Tổng công ty  Lắp Máy Việt Nam - CTCP

Hậu Giang thông qua Quy hoạch phân khu xây dựng 2 KCN. Nguồn: Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Tận dụng hiệu quả lợi thế giáp TP. Cần Thơ, sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng và tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu, Đường tỉnh 925, 927C; tiếp giáp liền kề với cảng Cái Cui, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, huyện Châu Thành tập trung phát triển thành trung tâm đô thị - công nghiệp, logistics và thương mại - dịch vụ của tỉnh Hậu Giang.

 

Nơi đây được tập trung các nguồn lực đầu tư để trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị của tỉnh theo Quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

 

Với diện tích quy hoạch công nghiệp là 1.479ha, huyện Châu Thành sẽ thành lập thêm 3 khu công nghiệp, 1 cụm công nghiệp, kết hợp phát triển đô thị, khu dân cư, hài hòa với xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo thêm nguồn lực mới cho tỉnh Hậu Giang.

 

Theo đó, Châu Thành quyết xây dựng hạ tầng giao thông kết nối với các tuyến cao tốc (đoạn qua địa bàn huyện), quốc lộ, tuyến kết nối KCN; phối hợp hoàn thành thủ tục để nâng cấp mở rộng tuyến đường 925B, đoạn từ Ngã Sáu đến Quốc lộ 1A (Tân Long, huyện Phụng Hiệp); hoàn thành quy hoạch tuyến đường tỉnh 925B, đoạn từ Cái Tắc đến đường 3/2 thị trấn Ngã Sáu; thực hiện chương trình phát triển đô thị, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của tỉnh để nâng cấp các tuyến nội ô trung tâm thị trấn Ngã Sáu, Mái Dầm; mở rộng đoạn đường tỉnh lộ 925, kiến nghị Trung ương nâng cấp, mở rộng Quốc lộ Nam Sông Hậu theo quy hoạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch xây dựng và đô thị.

 

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt trên 5.000 tỷ đồng, bằng 102,8% kế hoạch và thu nội địa tăng trên 39% so cùng kỳ, vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao; giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch; tập trung phát triển công nghiệp, đô thị theo quy hoạch đề ra.

 

Kinh tế Châu Thành tiếp đà phục hồi và tăng trưởng, trong đó 14/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp ổn định; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 14,7%, đưa Châu Thành trở thành điểm sáng của tỉnh về phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.

 

Trải qua 20 năm thành lập và phát triển, đời sống nhân dân trong huyện từng bước được nâng cao. Kinh tế của huyện duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và định hướng phát triển hiệu quả, bền vững. Vị thế Châu Thành được khẳng định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16,73%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 66 triệu đồng/năm, tăng 54 triệu đồng so với năm 2004.

 

Về kinh tế, Huyện ủy, UBND huyện Châu Thành tiếp tục triển khai Chương trình số phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả trong nông nghiệp.

 

Về phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, Hậu Giang về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025; trong đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển huyện thành trung tâm công nghiệp, đô thị của tỉnh, trọng tâm là thực hiện tốt công tác hỗ trợ, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn, bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch, công bố và quản lý chặt chẽ quy hoạch và trật tự xây dựng.

 

Về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, huyện tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025; đẩy nhanh tiến độ 7 dự án dân cư đô thị và dân cư nông thôn mới đã được công nhận và tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục để kêu gọi và lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện những dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...