Hậu Giang - Cần Thơ thuộc danh sách 20 tỉnh trong diện sáp nhập

Các tỉnh dân số dưới 700.000, diện tích dưới 2.500 km2, riêng tỉnh miền núi dưới 450.000 người và dưới 4.000 km2, có thể được xem xét sáp nhập từ năm 2026. Trong đó, Hậu Giang - Cần Thơ thuộc danh sách 20 tỉnh trong diện sáp nhập.

Cần Thơ - Hậu Giang và các tỉnh thuộc diện sáp nhập

 

Dự thảo về đơn vị hành chính cấp tỉnh đang được xây dựng, đối với tỉnh miền núi, vùng cao điều kiện để không phải sáp nhập: có quy mô dân số từ 900.000 người và diện tích tự nhiên từ 8.000 km2 trở lên.

Đề xuất sát nhập 10 tỉnh dân số ít, diện tích nhỏ nhất. Nguồn: Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

 

Đối với những tỉnh không phải miền núi: có quy mô dân số từ 1,4 triệu người và diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên.

 

Dựa trên hai tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số, việc sáp nhập các tỉnh sẽ được Bộ Nội vụ đề xuất thí điểm thực hiện trong thời gian tới, cụ thể:

 

Xét theo tiêu chuẩn này, 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt chuẩn diện tích tự nhiên, có thể bị sáp nhập gồm: tỉnh Bắc Ninh 822,7km2; tỉnh Hà Nam 860,5km2, tỉnh Hưng Yên 926km2, tỉnh Vĩnh Phúc 1.238,6km2, TP Đà Nẵng 1.285,4km2, tỉnh Ninh Bình 1.378,1km2, TP Cần Thơ 1.409km2, tỉnh Vĩnh Long 1.475km2, tỉnh Thái Bình 1.570,5km2, tỉnh Nam Định 1.652km2.

 

Tương tự, 10 tỉnh, thành phố có dân số thấp nhất cả nước (số liệu 2019), không đạt tiêu chuẩn có thể thuộc diện sáp nhập gồm: tỉnh Bắc Kạn 313.905 người, tỉnh Lai Châu 460.196 người, tỉnh Cao Bằng 530.341 người, tỉnh Kon Tum 540.438 người, tỉnh Ninh Thuận 590.467 người, tỉnh Điện Biên 598.856 người, tỉnh Đắk Nông 622.168 người, tỉnh Quảng Trị 632.375 người, tỉnh Lào Cai 730.420 người, tỉnh Hậu Giang 733.017 người.

 

Theo Bộ Nội vụ, khi nghị quyết sửa đổi, bổ sung được thông qua, từ năm 2022 - 2026 sẽ thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và “làm điểm” sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu chuẩn (tiêu chuẩn còn lại chưa đạt 100%) về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định.

 

Theo lộ trình, đến năm 2030, sẽ hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp phù hợp với tiêu chuẩn đã được sửa đổi, bổ sung và phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của cả nước.

Nửa đầu năm 2023, diện mạo tỉnh Hậu Giang thuộc diện đề xuất sáp nhập

Với tốc độ tăng trưởng GRDP dự báo ước tính đạt 14,21% trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Hậu Giang tiếp tục là địa phương dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đứng đầu cả nước.

Hậu Giang tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu khu vực vùng ĐBSCL. Nguồn: Internet.

 

Tỉnh Hậu Giang - thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 1.602,5 km2 và có dân số‏ ‏ ‏ ‏là 729.500 người (năm 2022). Đây là tỉnh có dân số thấp nhất ĐBSCL và thuộc diện đề xuất sáp nhập của Bộ Nội vụ (diện tích dưới 5.000 km2. Dân số dưới 1,4 triệu người). Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của Hậu Giang năm 2022 đạt 13,94%, cao nhất khu vực vùng ĐBSCL và đứng thứ 4 cả nước (tăng 35 bậc so với năm 2021).

 

6 tháng đầu năm 2023, tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL và đứng đầu cả nước với tốc độ tăng trưởng 14,21%. Cụ thể, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 34,97%; khu vực dịch vụ đạt 7,73%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,19%.

 

Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông và định hướng đồng hành cùng doanh nghiệp của tỉnh Hậu Giang đang tạo tiền đề để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh. Cụ thể, trong ‏ ‏quý I/2023, tỉnh đã thu hút được 348 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 170.435 tỷ đồng. Về ‏ ‏vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, Hậu Giang thu hút được 25 dự án với tổng vốn đăng ký trên 631 triệu USD… ‏ ‏Trong tương lai, đây cũng là đ‏ộng lực thúc đẩy kinh tế Hậu Giang phát triển.

 

Hiện tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, một thị xã và 5 huyện. Trong đó, Vị Thanh là thành phố tỉnh lỵ ‏của ‏Hậu Giang. Nơi đây tập trung trung tâm hành chính quan trọng của tỉnh.

  

Ngoài vai trò là trung tâm “đầu não” của tỉnh, Vị Thanh còn có những đóng góp tích cực vào kinh tế chung. Trong năm 2022, tổng giá trị sản xuất của thành phố tăng 16,68%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 9,55%, thu nội địa vượt 64,38%.

 

Bên cạnh đó, Hậu Giang đã và đang tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, theo hướng hiện đại, xanh và văn minh cho các đô thị trọng tâm là Vị Thanh, Ngã Bảy và Long Mỹ. Trong đó, Vị Thanh được xem là có vai trò tiên phong trong việc xây dựng đô thị văn minh. 

 

Ngoài Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy cũng đóng một vai trò quan trọng ‏ ‏trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang. Thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng kết nối giao thông bằng cả đường thuỷ và đường bộ.

 

Những năm qua, Ngã Bảy tập trung phát triển thương mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 7,55%. Trong quý I/ 2023, thành phố Ngã Bảy có tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 111,8 tỷ đồng, đạt 33,86% dự toán. 

 

Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Hậu Giang

 

Hậu Giang chủ trương mở rộng quy mô hệ thống đô thị bằng cách sáp nhập ranh giới hành chính những xã có đủ điều kiện, tăng tỷ lệ đô thị hoá.

Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Hậu Giang. Nguồn: Internet.

 

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo tham vấn Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Theo Báo cáo Quy hoạch tỉnh Hậu Giang, tỉnh lựa chọn kịch bản tăng trưởng với mục tiêu GRDP bình quân theo giá hiện hành của năm 2030 sẽ tương đương 85% mức của cả nước và vượt hơn so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cả giai đoạn 2021 - 2030, GRDP sẽ tăng trưởng bình quân 8,7%/năm.

 

Trong lĩnh vực đô thị nông thôn, tỉnh tập trung phát triển 3 đô thị chính là Vị Thanh, Long Mỹ, Ngã Bảy và vùng đô thị công nghiệp Châu Thành. Mở rộng quy mô hệ thống đô thị bằng cách sáp nhập ranh giới hành chính những xã có đủ điều kiện, tăng tỷ lệ đô thị hoá.

 

Quy hoạch phát triển và hài hòa giữa cải tạo, chỉnh trang đô thị với phát triển các đô thị mới, bảo đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc; phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; chú trọng tổ chức lại đời sống dân cư và bảo đảm chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho dân cư đô thị. 

 

Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II đối với thành phố Vị Thanh, đô thị loại III đối với thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ; xây dựng huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A theo hướng phát triển đô thị – công nghiệp. Đến năm 2030, các đô thị loại III cơ bản hoàn thành các tiêu chuẩn phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...