HẠ TẦNG TOÀN DIỆN - “ĐÒN BẨY” BỨT TỐC BẤT ĐỘNG SẢN TÂY NAM BỘ
Thị trường Bất động sản (BĐS) tại các vùng kinh tế trọng điểm đang trở thành “vùng đất vàng” cho các nhà đầu tư. Trong đó, sự đầu tư mạnh mẽ toàn diện về cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hóa nhanh chính là “đòn bẩy” đắt giá thu hút sóng đầu tư vào thị trường này.
Đầu tư cho giao thông để miền Tây Nam Bộ “cất cánh”
Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) cho biết, trong giai đoạn 2020-2025, Chính phủ đã quyết định đầu tư hơn 260.000 tỷ đồng trung hạn và hỗ trợ Bộ khoảng 198.000 tỷ đồng để thực hiện kết nối giao thông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trước mắt, từ cuối tháng 12-2021 đến tháng 1-2022, Bộ GTVT sẽ khởi công tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên (An Giang). Dự án này có quy mô cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, chiều dài 15,3km; tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Giao thông hoàn chỉnh thúc đẩy kinh tế vùng Tây Nam Bộ. Ảnh: Sưu tầm.
Trong năm 2022, rất nhiều dự án giao thông, từ nội tỉnh cho đến mang tính chất vùng đã được Bộ GTVT triển khai. Bên cạnh đó, rất nhiều những công trình đã hoàn thành, không chỉ cải thiện hạ tầng giao thông, mà còn mở ra những “đường băng” để vùng ĐBSCL “cất cánh”.
Dự án đầu tư xây dựng luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2) gồm các hạng mục cấp bách để đảm bảo ổn định kênh Quan Chánh Bố và các hạng mục khác. Dự án hoàn thành sẽ thu hút tàu trọng tải đến hơn 20.000 tấn lưu thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng ĐBSCL.
Những dự án này sau khi đưa vào vận hành được đánh giá sẽ thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ĐBSCL, và trở thành điểm nhấn quan trọng trong sự chuyển mình của thị trường BĐS Tây Nam Bộ ngay từ thời điểm hiện tại.
Hướng phát triển sắp tới của khu vực ĐBSCL
BĐS khu vực ĐBSCL có nhiều lợi thế giúp thị trường tiếp tục tăng trưởng ổn định. Đầu tiên phải kể đến nông nghiệp tăng trưởng (nông - lâm - thủy sản), thu hút đầu tư trong và ngoài bên cạnh đó là cam kết của Chính phủ về việc bổ sung nguồn lực đầu tư nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn cho vùng.
Nằm trên tuyến lưu thông của tiểu vùng Tây sông Hậu, tỉnh Hậu Giang có điều kiện thuận lợi để kết nối với các tỉnh trong khu vực như: tỉnh Sóc Trăng, TP Cần Thơ. Đặc biệt, liền kề TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang thừa hưởng những thế mạnh về logistic và cơ sở hạ tầng trọng điểm khu vực Tây Nam Bộ.
Với định hướng “Giao thông đi trước một bước”, giai đoạn 2021-2025, TP. Cần Thơ dự kiến sẽ triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thành hàng loạt công trình trọng điểm: Nâng cấp, mở rộng tuyến Cần Thơ - Hậu Giang (Quốc lộ 61C) giai đoạn 2; đường nối Vị Thanh - Cần Thơ kết hợp với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, Quốc lộ 61C, cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, tuyến Nam Sông Hậu, tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ 91, Quốc lộ 91B… tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh khu vực ĐBSCL.
Điều quan trọng hơn là giải bài toán vốn đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên bằng các giải pháp khả thi, đầu tư tập trung, đồng bộ; bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng công trình cơ sở hạ tầng và tăng cường giao thông liên kết vùng, kết nối các phương thức giao thông đường thủy, bộ, hàng hải, hàng không và phát triển đường sắt trong vùng để phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế vùng ĐBSCL.
Dự án cao tốc Tây Nam Bộ thúc đẩy thị trường BĐS nhộn nhịp trở lại
Phát triển hạ tầng giao thông là một trong 3 khâu đột phá của khu vực Tây Nam Bộ, được Chính phủ và các tỉnh trong vùng tập trung đầu tư nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng và phát triển kinh tế – xã hội.
Mở đường kết nối giao thông khu vực Tây Nam Bộ. Ảnh: Sưu tầm.
Sự xuất hiện của các công trình giao thông cũng góp phần mang đến diện mạo khang trang hơn cho kiến trúc và cảnh quan của đô thị, thúc đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh thành ĐBSCL. Chính vì thế, các nhà đầu tư khắp mội miền đất nước đã nhanh chóng đổ về đây để tìm cơ hội sở hữu những vùng “đất lành chim đậu”.
Sự gia nhập của các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh sẽ tạo động lực cho thị trường BĐS khu vực phát triển sôi động trong năm 2022 và những năm tiếp theo; bộ mặt đô thị các tỉnh miền Tây ngày càng khang trang và cư dân địa phương sẽ được thụ hưởng những tiến bộ về quy hoạch, chất lượng sản phẩm và xu hướng sống mới đang thịnh hành tại đây.
Nhiều chuyên gia nhận định, tiềm năng kinh tế của vùng ĐBSCL được đánh giá cao, dự án cao tốc hoàn thiện không chỉ khắc phục tình trạng quá tải về giao thông, giúp mở rộng không gian, nguồn lực phát triển, khả năng liên kết, giao thương hàng hóa với các tỉnh lân cận trong khu vực Tây Nam Bộ.