HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ MIÊN TÂY TẠO ĐÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Thời gian tới đây, hàng loạt dự án giao thông lớn của Trung ương và địa phương sẽ được triển khai khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong các yếu tố thúc đẩy giá trị bất động sản, hạ tầng được xem là yếu tố then chốt. Trước làn sóng đầu tư hạ tầng mạnh mẽ hiện tại, dự báo sắp tới thị trường bất động sản khu vực Tây Nam Bộ sẽ được “đốt nóng”.
Đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm tạo đột phá tăng trưởng kinh tế tại Tây Nam Bộ
Khu vực miền Tây là vùng đất luôn được ưu ái bởi sông nước kênh rạch bao bọc, quanh năm cho phù sa bồi đắp như được chắp cánh vì mạch lưới giao thông đã được khai thông và không ngừng nâng cấp.
Thời gian gần đây, khu vực phía Nam đón những con sóng đầu tư lớn về kinh doanh, dịch vụ, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước làm gia tăng giá trị cho mảnh đất vốn đã rất màu mỡ này. Nhờ sự thay đổi của chính sách và hạ tầng, ngày càng biến miền Tây trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm khu vực Tây Nam Bộ trở thành “điểm nóng” hút nhà đầu tư. Ảnh: Sưu tầm.
Dự án nâng cấp Quốc Lộ Nam Sông Hậu nối TP. Cần Thơ với Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu hay đề án Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng với kinh phí khoảng hơn 30.000 tỷ đồng.
Dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2023, dự án cải tạo tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp nối liền 4 tỉnh như: Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau (dài 103km) đang được chuẩn bị triển khai… Có thể nói rằng chính sự nâng cấp và cải thiện các tuyến Quốc Lộ, tuyến đường ven sông, và khánh thành nhiều vị trí cầu trọng yếu đã góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển đô thị hóa, tạo cơ hội thu hút đầu tư thị trường bất động sản.
Do đó, cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông thuận lợi đã giúp giá trị bất động sản gia tăng giá trị so với thời điểm những tuyến đường chưa kết nối, các cây cầu chưa được bắc qua sông.
Ngoài ra, môi trường hạ tầng được cải thiện sẽ giúp chất lượng sống tốt hơn và người lao động có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhấn mạnh rằng đầu tư phải được phân bổ một cách hiệu quả để tạo tác động tích cực lâu dài đến tăng trưởng GDP.
Các nhà đầu tư phải thận trọng để không dự đoán sự gia tăng giá trị bất động sản quanh các khu vực phát triển hạ tầng ở mức quá cao. Việc thẩm định hợp lý và nghiên cứu thị trường để so sánh chênh lệch giá xung quanh các điểm trung chuyển trong tương lai và ở hiện tại sẽ giúp đánh giá các cơ hội chính xác hơn.
Theo các chuyên gia nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng như nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao trong khi nguồn cung khan hiếm, lạm phát, chỉnh trang đô thị, đầu cơ tích trữ đất đai..., nhưng dễ nhận thấy là do quy hoạch hạ tầng và nơi nào có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, có hướng mở trong quy hoạch, thì giá trị bất động sản nơi đó thường tăng mạnh.
Hạ tầng giao thông “nội đô” phát triển đồng bộ thúc đẩy giá trị bất động sản
Thị trường bất động sản khu vực Tây Nam Bộ năm 2021 vừa qua chứng kiến những đợt sốt giá nhà đất liên tục từ đầu đến cuối năm, bất chấp những khó khăn về dịch bệnh COVID-19. Bước sang năm 2022, nhiều chuyên gia dự đoán, mặt bằng giá bất động sản sẽ tăng chóng mặt khi các thông tin về quy hoạch, hạ tầng được công bố.
Đột phá hạ tầng giao thông trọng điểm. Ảnh: Sưu tầm.
TP. Cần Thơ đang nỗ lực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, đi lại của người lao động, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, mở rộng không gian đô thị thành phố. “Giao thông đi trước một bước”, giai đoạn 2021-2025, thành phố dự kiến triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thành hàng loạt các công trình giao thông, trong đó có 8 dự án trọng điểm.
Đối với đường sắt, cần tính toán các kết nối với các trung tâm logistics trong nội ô và kết nối với nhà ga của tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - TP. Cần Thơ để khách hàng có sự lựa chọn trong vận chuyển hàng hóa, khi đó TP. Cần Thơ mới là trung tâm tiếp vận hậu cần.
Thị trường bất động sản tại Cần Thơ đang được hưởng lợi nhờ thời gian qua, thành phố đã và đang tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ. Có thể dễ nhận thấy nhất đó chính là về mặt không gian đô thị. TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều công trình cải tạo cảnh quan, nâng cấp đô thị theo hướng hiện đại hóa, hoàn thiện mảng xanh trên địa bàn, nâng cấp hệ thống hạ tầng công cộng như công viên, khu vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe cho cư dân.
Trong tương lai với sự xuất hiện của các dự án lớn đã mang đến cho các tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long này một diện mạo mới không kém phần hiện đại. Khu vực phía Nam tiếp tục khẳng định sức hút và tiềm năng đầu tư trong tương lai nhờ nguồn cầu lớn được tạo ra bởi sự phát triển hạ tầng mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa nhanh, triển vọng thu hút FDI lớn, đặc biệt là quỹ đất ở khu vực vùng ven phía Đông vẫn còn nhiều tiềm năng khai thác.
Không chỉ chú trọng hạ tầng, giao thông, sự phát triển của trung tâm thương mại, giải trí công cộng, nhà hàng, khu vui chơi,... gắn với quy hoạch phát triển khu dân cư, dự án pháp lý minh bạch đã khiến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thu hút đầu tư, số lượng giao dịch tốt và giá tăng cao. Theo các chuyên gia, nhóm nhà đầu tư có tầm nhìn và tài chính sẽ có khuynh hướng cao đầu tư dài hơi vào phân khúc như: đất nền, shophouse, cụ thể là đất nền nằm tại khu vực đường xá giao thông thuận tiện được ưu tiên hơn tất cả.