Dự báo Thị trường bất động sản giữa năm 2023

Các chuyên gia cho rằng, thị trường đến năm 2023 sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực, có khả năng pháp lý được tháo gỡ cao. Thứ hai về tín dụng, từ giờ đến cuối năm vẫn có đợt tín dụng mới cho các dự án tốt, đến năm 2023 sẽ lại có room tín dụng mới, tín dụng đang có những điểm sáng trong thời gian tới.

Những tín hiệu “phá băng" bất động sản 

Thời gian gần đây, thị trường bất động sản liên tiếp nhận được sự hỗ trợ thông qua nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn, từ tín dụng cho đến hạ nhiệt lãi suất ngân hàng. Các động thái này được xem như là giải pháp giúp thị trường bất động sản “phá băng” và phục hồi trở lại.

Nguồn vốn được tháo gỡ giúp thị trường bất động sản khởi sắc. Ảnh: Sưu tầm.

 

Nhận định về thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, thị trường bất động sản quý I/2023 đang có những tín hiệu tốt, nhờ hàng loạt động thái hỗ trợ từ Chính phủ, như việc thành lập tổ công tác rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang vướng mắc. Trên cơ sở đó, Chính phủ tiếp tục đôn đốc đơn vị liên quan xem xét, tìm cách tháo gỡ khó khăn ở từng địa phương.

 

Ngoài ra, với điểm nghẽn về nguồn vốn Chính phủ đưa ra phương án tháo gỡ rất cụ thể, khi giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay kèm lãi suất thấp hơn thị trường. Đây là "liều thuốc bổ" rất có giá trị hỗ trợ thị trường vào thời điểm này.

 

Bên cạnh đó, Nhà nước đang điều chỉnh khung pháp lý cho hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập) bất động sản thông qua các chính sách. Việc điều chỉnh tập trung theo hướng tránh chồng chéo với văn bản pháp luật. Mặt khác, Nhà nước cũng đề cập đến việc doanh nghiệp bất động sản cần tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại dòng sản phẩm để thị trường dễ hấp thụ. Bởi đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp nhu cầu số đông là một trong những giải pháp về nguồn vốn cho doanh nghiệp bất động sản.

 

Mặc dù giao dịch chưa thể sôi động ngay, nhưng có thể thấy thị trường đang dần có dấu hiệu vực dậy niềm tin. Sự vào cuộc của Chính phủ giúp tháo gỡ điểm nghẽn về pháp lý, về chính sách tín dụng… cùng sự đồng lòng của các đơn vị, tổ chức, các nhà môi giới cá nhân, dự báo thị trường bất động sản sẽ ấm lên từ đầu quý II và cuối quý III/2023.

 

Bắt đầu từ năm 2023, theo quy hoạch tổng thể quốc gia thì một số tỉnh, thành phố sẽ có cơ chế đặc thù. Trong cơ chế đặc thù là vấn đề đô thị hoá, hạ tầng, khu công nghiệp có hướng phát triển rõ ràng hơn.

Mở rộng dư địa tăng giá nhờ nhu cầu thực - giá trị thực

 

Với mức độ phát triển đô thị hóa, bất động sản TP. Cần Thơ được đánh giá cân bằng giữa giá trị mua ở thực và đầu tư trung và dài hạn. Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương lớn thứ 4 của cả nước về diện tích và dân số, lớn thứ 5 về kinh tế, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long. Địa phương còn thu hút lao động rất lớn, tỷ suất nhập cư từ dân ngoại tỉnh gần 45% (năm 2021). Nhờ đó, nhu cầu về nhà ở luôn cao và đang tăng mạnh tập trung chủ yếu ở 3 quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng. Đó là tiền đề cho sự phát triển của bất động sản ở thực tại Cần Thơ, từ đó hình thành những đô thị thực sự, có sức sống và thu hút đông đảo cư dân đến an cư lập nghiệp.

Bất động sản Cần Thơ hưởng lợi từ mật độ dân số cao. Ảnh: Sưu tầm.

Trải qua giai đoạn biến động toàn thị trường bất động sản, địa phương này vẫn là khu vực sáng giá của “vùng đất Chín rồng”. Theo thông tin từ Sở Xây dựng Cần Thơ, năm 2022 toàn thành phố có hơn 8.200 đất nền (tăng 34% so với năm 2021 đạt 6.108 nền), 2.785 căn nhà riêng lẻ và 1.196 căn hộ chung cư giao dịch thành công (gấp 5,4 lần so với năm 2021 với 221 căn hộ). Giá giao dịch đất nền nhìn chung tăng tương đối.

Hiệp hội bất động sản Cần Thơ nhận định, so với các đô thị lớn khác, bất động sản tại vùng đất Tây Đô không có hiện tượng sốt đất ảo, nên nhà đầu tư chọn đầu tư tại Cần Thơ sẽ an toàn. Ngoài ra, thị trường bất động sản các tỉnh miền Tây cũng có diễn biến tương tự, thậm chí nguồn cung còn khiêm tốn hơn so với các khu vực khác, khi không ghi nhận sản phẩm mới trong khi tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 5%.

Dần tháo gỡ nhiều nút thắt về vốn cho bất động sản

Thông tin các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản. Nhiều chuyên gia cho rằng, mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm về mức dưới 7%/năm sẽ kéo lãi suất cho vay về quanh mức 10%/năm. Việc này hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp nhà đầu tư, cá nhân vay mua bất động sản.

Đưa bất động sản về giá trị thực, đảm bảo tính thanh khoản. Ảnh: Sưu tầm.

 

Dự báo thời gian tới, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân kỳ vọng có thể giảm xuống 10 - 11%/năm. Lãi suất hợp lý cộng với các giải pháp gỡ vướng về thủ tục pháp lý sẽ tạo nguồn cung mới, giúp thị trường bất động sản khởi sắc trở lại.

 

Đặc biệt, hàng loạt văn bản được ban hành nhằm điều tiết thị trường, tháo gỡ khó khăn và tiếp sức cho thị trường. Gần đây nhất, Nghị quyết 33 được ban hành ngày 11/3 sẽ giải quyết 2 nút thắt chính của thị trường là vướng pháp lý và nghẽn dòng tiền. Cụ thể, Chính phủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận vốn tín dụng. Cùng với đó là giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ… cho doanh nghiệp bất động sản. 

 

Theo các chuyên gia, hàng loạt nút thắt đang dần được tháo gỡ nhằm “phá băng”, góp phần giúp mọi phân khúc của thị trường đều được khai thông. Thị trường bất động sản bởi thế có thể đón nhiều cơ hội phục hồi ngay trong năm 2023. 


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...