Có nên kiểm soát tín dụng vào bất động sản không?

 

Tín dụng Ngân hàng luôn là nguồn vốn hỗ trợ đắc lực nhất cho thị trường bất động sản trong thời gian qua. Do đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đang kiểm soát nguồn vốn vào thị trường bất động sản để dòng tiền đi đúng hướng, hiệu quả, đảm bảo an toàn của hệ thống chứ không có chuyện “siết” hay dừng cấp tín dụng.

Thị trường bất động sản lọt vào “tầm ngắm” của Ngân hàng Nhà nước

 

Trong thời gian tới đây, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản, đồng thời, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để mua, đầu tư nhà ở tự sử dụng, tiêu dùng, đặc biệt là các phân khúc bất động sản như: đất nền, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ…

Lo ngại sân sau thao túng giá bất động sản. Ảnh: Sưu tầm. 

 

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững, đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm toàn bộ hệ thống tín dụng an toàn.

 

Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng tập trung kiểm tra các hồ sơ cấp tín dụng lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng. Từ đó phát hiện các vấn đề tồn tại, vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng để kịp thời xử lý vi phạm, đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị cụ thể hạn chế rủi ro của các tổ chức tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và trong lĩnh vực bất động sản nói riêng.

 

Việc quản lý chặt chẽ vốn vay cho bất động sản là cần thiết. Thực tế có hiện tượng các tổ chức, cá nhân vay vốn để kinh doanh, sản xuất nhưng lại đổ tiền vào mua bất động sản. Đây là một trong những yếu tố tăng tính đầu cơ, đẩy giá bất động sản tăng cao ở nhiều địa phương trong thời gian qua. Việc này cần kiểm soát sớm, tránh nguy cơ vỡ bong bóng thị trường bất động sản.

 

Hiện nay, các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước có nhiều công cụ để kiểm soát nguồn vốn. Bởi đã có quy định về mục tiêu mức tăng trưởng tín dụng, cộng với phòng tín dụng cũng đang gần hết nên không quá khó để cân nhắc lựa chọn cho vay đối với các dự án bất động sản.

Tín dụng bất động sản doanh nghiệp tìm nguồn lực tài chính

 

Thời gian tới đây, Ngân hàng Nhà nước đang dự kiến bổ sung nhiều quy định siết chặt hoạt động cho vay liên quan tới việc sử dụng vốn vay tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản nhằm kiểm soát rủi ro.

 

Theo nhận định chuyên gia tài chính, thực tế thời gian qua ghi nhận một số tổ chức tín dụng cho khách hàng hoặc cá nhân vay với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn. Điều này tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản. Đặc biệt, về cho vay thanh toán tiền đặt cọc, nhiều tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng để đặt cọc “đất” cho các doanh nghiệp.

 

Ngoài ra, hầu hết dự án bất động sản sẽ chuyển nhượng chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật như: Chưa có giấy phép xây dựng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Ngoài ra, Ngân hàng cấp tín dụng, khách hàng và chủ đầu tư hủy hợp đồng đặt cọc do không hoàn thiện được thủ tục pháp lý để ký hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn khó khăn, tiềm ẩn rủi ro.

 

Theo báo cáo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6 năm nay, tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức vào khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng, tăng 10,2% so với cuối năm 2021 và chiếm hơn 20% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

 

Các chuyên gia nhận định, một mặt phải thanh lọc thị trường nhưng đồng thời cũng phải nỗ lực xây dựng kênh trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững, bởi đây là kênh vốn trung dài hạn thỏa mãn cả 2 tiêu chí quy mô và kỳ hạn cho thị trường bất động sản. 

Ngân hàng Nhà nước "ghìm cương" tín dụng bất động sản

 

Dự báo bước sang quý III/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh trong thị trường bất động sản tăng 4,45% so với quý II/2022, điều này cho thấy tốc độ tăng về dư nợ đã ổn định hơn trong quý III/2022.

Tín dụng bất động sản lúc thông, lúc nghẽn. Ảnh: Sưu tầm.

 

Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tín dụng đến ngày 30/6/2022 tăng 9,35% so với cuối năm 2021 (tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2021), là mức tăng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua. Trong đó, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 3,21% so với cuối năm 2021 và chiếm 2,49% tổng dư nợ tín dụng (cùng kỳ 2021 giảm 4,67%, chiếm 2,27%).

 

Bên cạnh đó, tín dụng lĩnh vực bất động sản đến tháng 6/2022 đã đạt trên 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%). Trong đó, tín dụng đối với bất động sản kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản. 

 

Ngân hàng Nhà nước vừa có đánh giá tổng quan về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay cũng như định hướng nửa cuối năm 2022. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng những tháng đầu năm 2022 tăng nhanh trước diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào  lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

 

Theo các chuyên gia nhận định, tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản đã vượt trội nửa đầu năm nay. Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng ngân hàng chỉ giải quyết được các vấn đề trước mắt, tạm thời đối với thị trường bất động sản về nguồn vốn cho sự phát triển của thị trường này. Về lâu dài, để phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững cần có các giải pháp đồng bộ để khơi thông nguồn vốn đa dạng, an toàn, hiệu quả, hỗ trợ thị trường bất động sản


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...