Bất động sản Tây Nam Bộ “màu mỡ” hút đầu tư

Sở hữu nguồn đất “sạch” màu mỡ, sự phát triển về các cơ sở hạ tầng xung quanh tiềm năng, pháp lý rõ ràng và chi phí bất động sản so với các tỉnh thành khác còn khá mềm. Nên bất động sản miền Tây Nam Bộ đang là “mỏ vàng” tiềm năng khai thác với các nhà đầu tư hiện nay.

Làn sóng đầu tư mạnh về phân khúc đất nền Tây Nam Bộ

 

Thị trường bất động sản khu vực phía Nam đã có sự phục hồi tích cực. Trong đó, đất nền vẫn là phân khúc tâm điểm nhận sự quan tâm từ nhà đầu tư. Ghi nhận thực tế nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch khỏi trung tâm, lựa chọn vùng ven là “bến đỗ”

 

Sự chín muồi của một thị trường bất động sản giàu tiềm năng, với những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, bệ phóng vững chắc từ hạ tầng ngày càng hoàn thiện đang đưa miền Tây trở thành ngôi sao sáng trên thị trường bất động sản, bất chấp sự trầm lắng của thị trường chung.

 

Bất động sản miền Tây gây sức hút đặc biệt từ không gian sống. Ảnh: Sưu tầm.

 

Trong những năm gần đây, hạ tầng Tây Nam Bộ đang dần "thay da đổi thịt" kéo theo tiềm lực kinh tế phát triển lớn mạnh. Các tỉnh Tây Nam Bộ đã trở thành một trong những thị trường được tập trung đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng như: Dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau với tổng mức đầu tư hơn 27.000 tỷ đồng, Dự án cao tốc Mỹ Thuận Cần Thơ tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng,... cải tạo và mở rộng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, từ đó khắc phục những điểm yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế và chuyển mình mạnh mẽ.

 

Đặc biệt, phân khúc đất nền đang chiếm vị trí dẫn đầu, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vì tính thanh khoản cao, tính minh bạch pháp lý tốt. Các nhà đầu tư có thể thanh toán theo tiến độ của dự án và dễ dàng chốt lời theo từng giai đoạn để rút vốn.

 

Bất động sản miền Tây còn nhiều dư địa phát triển, trở thành một kênh trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt, có một số phân khúc hoặc khu vực có khả năng giúp nhà đầu tư sinh lời cao trong tương lai.

 

Dự kiến năm 2023, triển vọng thị trường cho thấy xu hướng tăng trưởng bất động sản mạnh mẽ, đặc biệt tại các tỉnh như: Hậu Giang, TP. Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long - những tỉnh đang sở hữu quỹ đất sạch lớn và nguồn nhân lực dồi dào đang sinh sống, làm việc.

 

Trong tương lai, thị trường bất động sản khu vực Tây Nam Bộ sẽ có rất nhiều triển vọng, đặc biệt về tiềm năng tăng giá vượt trội. Hơn thế, khi các ngành, lĩnh vực khác được chú trọng đầu tư phát triển như logistics, năng lượng, thủy sản,… được tập trung phát triển mạnh thì bất động sản cũng phát triển theo, đáp ứng cho nhu cầu an cư của cư dân tại đây.

 

Theo giới chuyên gia, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và quy hoạch đồng bộ về hạ tầng giao thông hiện đại, bất động sản Tây Nam Bộ trở thành “lực hấp dẫn” hút nhà đầu tư chiến lược.

Khu vực Tây Nam Bộ “miền đất hứa” cho giới đầu tư bất động sản

Hạ tầng giao thông chính là yếu tố then chốt quyết định tiềm năng của bất động sản. Trong những năm gần đây, hạ tầng miền Tây Nam bộ nhận được sự quan tâm, đầu tư từ Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng và phát triển kinh tế - xã hội.
 

Bất động sản Tây Nam Bộ “mỏ vàng” tiềm năng khai thác. Ảnh: Sưu tầm.

 

Những dự án hạ tầng hoàn thiện cũng như đang triển khai như: Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã thông xe năm 2020, Tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ hoàn thành năm 2023. Đây là những công trình giao thông trọng điểm, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, giúp miền Tây trở thành điểm nóng đầu tư bất động sản đầy tiềm năng.

 

Thị trường miền Tây đang nổi lên như điểm đến đầu tư hấp dẫn bởi nội lực từ vùng đất sản xuất và xuất khẩu lương thực đứng đầu cả nước, trong khi quỹ đất sạch còn nhiều và nhiều khu vực giá vẫn còn "khá mềm". Đây là cơ hội để các chủ đầu tư lớn phát triển các dự án quy mô với quy hoạch bài bản, tiện ích đa dạng, đồng bộ, mang đến tiềm năng tăng giá bền vững, ổn định cho giới đầu tư cũng như người sở hữu.

 

Với mục tiêu hoàn thiện hạ tầng, làm bệ phóng cho phát triển kinh tế toàn vùng, những bước đi này đã mang đến làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ bất động sản, nông nghiệp, du lịch. Giới đầu tư nhận định, Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để chuẩn bị bứt phá.

 

Sự quan tâm đúng mực của Chính phủ với vùng đất đã và đang đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như khu vực và thế giới, đang từng bước đưa miền Tây thay da đổi thịt, trở về đúng vị thế vốn có của nó.

 

Giới chuyên gia đánh giá, hệ thống hạ tầng giao thông không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư đến đây. Tầm nhìn đến năm 2050 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xác định theo hai khía cạnh, “nơi sống tốt” khi nhìn từ bên trong vùng và “nơi đáng đến” khi nhìn từ ngoài vùng. Còn trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, sẽ tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phát triển đột phá, vượt bậc tạo đà tăng trưởng bất động sản miền Tây.

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...