BẤT ĐỘNG SẢN SÓC TRĂNG - TỌA ĐỘ VÀNG HƯỞNG LỢI BỞI HẠ TẦNG THÔNG THƯƠNG

Thị trường bất động sản (BĐS) TP. Sóc Trăng là tọa độ “vàng” của miền Tây, bởi cơ sở hạ tầng đồng bộ thông qua hàng loạt các dự án lớn của các nhà đầu tư BĐS cùng vị trí chiến lược tiếp giáp liền kề TP. Cần Thơ. Dự kiến, TP. Sóc Trăng này sẽ lên đô thị loại II trong năm 2022 và có “siêu cảng” Trần Đề tầm vóc quốc gia.

Tỉnh Sóc Trăng - điểm đến mới của Tây Nam Bộ bởi hạ tầng đồng bộ

 

Tỉnh Sóc Trăng sở hữu vị trí gần với TP. Cần Thơ, có Quốc lộ 1A đi qua và lợi thế đường bờ biển dài 72km, tinh Sóc Trăng đang đón nhận thêm nhiều gói quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông vĩ mô, tạo sức bật cho kinh tế đô thị cũng như BĐS phát triển.

Mạng lưới giao thông hoàn thiện nâng tầm giá BĐS tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Sưu tầm.

 

Trước tiên phải kể đến dự án xây dựng cầu Đại Ngãi có điểm đầu giao với Quốc lộ 54 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, điểm cuối giao với đường Nam Sông Hậu, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng với chiều dài 15,2km.

 

Dự án cầu Đại ngãi có tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng bao gồm 2 cầu chính (Đại ngãi 1, Đại ngãi 2), 5 cầu trung và nhỏ cùng hệ thống đường dẫn vào cầu. Cầu Đại ngãi 1 và cầu Đại ngãi 2 đều có 4 làn xe, mặt cầu rộng 16m. 

 

Sau dự án cầu Đại ngãi, tiếp theo đó dự án tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có quy mô vốn hơn 68.000 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến 197,22km, điểm đầu tư cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) đi qua TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, điểm cuối tuyến giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu kết nối Cảng nước sâu Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng.

 

Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư lên kế hoạch đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc đi qua các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long(BĐSCL) như tuyến cao tốc: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ giúp hoàn thiện mạng lưới giao thông liên vùng, đáp ứng nhu cầu giao thương, liên kết với các cảng dọc tuyến sông Hậu, Cảng Trần Đề và các trung tâm đô thị như Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng.

 

Bên cạnh đó, phải kể đến tuyến vành đai ven biển miền Tây kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Sóc Trăng, có tổng chiều dài hơn 740km, tổng vốn đầu tư hơn 5300 tỷ đồng, cũng được triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025.

 

Có thể nói, tỉnh Sóc Trăng đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc trục ngang, trục dọc kể trên sẽ giúp tỉnh Sóc Trăng nói chung và toàn huyện Kế Sách nói riêng sở hữu một mạng lưới giao thông đồng bộ, khơi thông dòng chảy thu hút đầu tư các ngành nghề, lĩnh vực như: công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch…

Phát triển công nghiệp tạo đà cho BĐS Sóc Trăng “bứt phá”

Tỉnh Sóc Trăng đang có những nỗ lực thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất, qua đó đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, tạo đà cho thị trường BĐS bứt phá, góp phần làm tăng giá trị kinh tế toàn tỉnh. 

Chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng 2 khu công nghiệp

Chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái. Ảnh: Sưu tầm.

 

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Sóc Trăng đã phê duyệt thành lập 7 cụm công nghiệp với diện tích 331,31 ha, tạo tiền đề để ngành công nghiệp - thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Không chỉ duy trì theo đà tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp, hoạt động thành lập và các cụm công nghiệp của tỉnh cũng có sự cải thiện rõ rệt nhờ các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư.

 

Trong những năm gần đây, giá trị kinh tế của tỉnh Sóc Trăng đạt 20.070 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,83% và giữ vai trò chính, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (chiếm 98,15%).

 

Ông Trịnh Đình Dũng - Phó Thủ Tướng, ký quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trần Đề, quy mô sử dụng đất của dự án 160ha, có tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng.

 

Theo các chuyên gia nhận định, sự gia tăng nhanh chóng của các khu công nghiệp đã phần nào làm tăng thêm giá trị của BĐS thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh, góp phần làm tăng thu nhập ổn định cho cư dân sinh sống tại khu vực này.

Tỉnh Sóc Trăng tập trung nguồn lực xây dựng huyện Kế Sách phát triển

Với ưu thế phù sa bồi đắp góp phần thuận lợi cho công tác sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển theo phương thức chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả chất lượng cao và bền vững, thực hiện bố trí sản xuất theo chuỗi giá trị cánh đồng mẫu.

 

Diện tích lớn, bình quân gần 2.000 ha/ vụ, phục vụ tiêu dùng trong nước và là vùng cung ứng nguyên liệu xuất khẩu gạo cho vùng. Gần 16.000 ha cây ăn quả đặc trưng được sản xuất theo quy trình VietGap theo hướng đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như  bưởi da xanh, cam sành Ba Trinh, nhãn tiêu da bò, bưởi Năm Roi, xoài cát chu của xã An Lạc Tây,... Ngoài ra, còn có gần 1.200 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt khác nhau và cá tra cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tăng trưởng ổn định và cải thiện đáng kể vùng kinh tế của huyện Kế Sách. 

Huyện Kế Sách phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững, khu vực này đã có những giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu phát triển hội nhập. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đặc biệt chú trọng mở rộng quy mô diện tích cánh đồng mẫu lớn tại các xã Đại Hải và Thới An Hội.

 

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới đây BĐS tại huyện Kế Sách đang ngày càng được săn đón nhiều giới đầu tư. Điều này được lý giải bởi vì mức giá còn thấp, khả năng sinh lợi cao và xu hướng sống "xanh" đang ngày càng được ưa chuộng hơn.


Trên bức tranh đầy triển vọng, huyện Kế Sách sở hữu vị trí “hạt nhân” với cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình kinh doanh tại đây. tỉnh Sóc Trăng sẽ "vươn mình" phát triển kinh tế hơn nữa từ du lịch đến giao thương hàng hóa thuận lợi phát triển kinh tế cho tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Kế Sách nói riêng.

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...