Bất động sản phía Nam đa dạng hóa sản phẩm ở nhiều phân khúc

 

Thời gian tới đây, phân khúc bất động sản nhà ở tiếp tục phát triển. Đặc biệt, nhà ở công nhân tiếp tục là xu hướng chủ đạo của thị trường bất động sản, cùng với nhu cầu về không gian xung quanh, đa tiện ích, hạ tầng cơ sở đầy đủ.

Sức hút các phân khúc nhà ở liền kề các khu công nghiệp 

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phải chịu những sức ép như: chính sách siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước, lạm phát tăng cao,… phân khúc nhà ở liền kề khu công nghiệp vẫn ghi nhận những tín hiệu phát triển khả quan, khi có thêm nhiều dự án đầu tư khu công nghiệp mới được chấp thuận, góp phần bổ sung nguồn cung mới cho thị trường. Tỉ lệ lấp đầy, giá thuê nhà ở tại các khu công nghiệp trong nửa đầu năm 2022 có xu hướng tăng và đạt ở mức cao.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” thực hiện hóa giấc mơ an cư. Ảnh: Sưu tầm.

 

Theo báo cáo cập nhật của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho thấy, một số dự án đầu tư khu công nghiệp mới được chấp thuận đầu tư và triển khai thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022 trên cả nước đã góp phần bổ sung nguồn cung mới cho thị trường trong tương lai.

 

Tỉ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp của cả nước trong nửa đầu năm 2022 có xu hướng tăng và đạt ở mức cao. Trong đó tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở khu vực Tây Nam Bộ trong nửa đầu năm 2022 là khoảng 85%. Đáng chú ý, tại một số tỉnh, thành phố ở miền Tây gồm: Cà Mau (Khu công nghiệp Khánh An với diện tích 235ha), Vĩnh Long (Khu công nghiệp Bình Minh với diện tích 134ha), Sóc Trăng (Khu công nghiệp Đại Ngãi với diện tích 200ha) và Hậu Giang (Khu Công nghiệp Sông Hậu với diện tích 290ha),... tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn ở mức cao trên 95%.

 

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản thu hút khá nhiều đầu tư nhờ hưởng lợi từ việc phát triển cơ sở hạ tầng và triển khai rầm rộ các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại quy mô lớn. Trong đó, nổi bật khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Thốt Nốt (600ha) - TP. Cần Thơ, Khu công nghiệp Bình Hòa (250ha) - An Giang, Khu công nghiệp Sông Hậu (290ha) - Hậu Giang, Khu công nghiệp An Nghiệp (243 ha) - Sóc Trăng, …

 

Như một hệ quả tất yếu, nguồn lao động dồi dào cũng tạo ra nguồn cầu lớn về thị trường nhà đất và các dịch vụ tiện ích xã hội kèm theo. Xung quanh các khu công nghiệp tại khu vực Tây Nam Bộ đã nhanh chóng hình thành các khu đô thị, dân cư sầm uất, thương mại - dịch vụ phong phú. Tuy nhiên, hiện tại cung vẫn không đủ cầu đã kéo theo xu hướng đầu tư nhà ở gần kề khu công nghiệp nở rộ.

 

Thêm nữa, yếu tố nhà ở gần kề khu công nghiệp chính là lợi thế đắt giá, khiến nhà đầu tư kỳ vọng sản phẩm bất động sản tại đây có tiềm năng tăng giá cao. Đặc biệt là bối cảnh các tỉnh, thành phố ở miền Tây đang quy hoạch mở rộng và triển khai đầu tư thêm nhiều khu công nghiệp.

 

Nhờ đó, tính thanh khoản và sức tăng giá của nhà ở liền kề khu công nghiệp thường ở mức cao. Kéo theo đó, bất động sản khu vực này cũng được xem là một trong những kênh đầu tư giàu tiềm năng và thu hút sự quan tâm của cả khách hàng đầu tư lẫn khách mua ở thực.

 

Theo nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện các chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và sự quan tâm ngày càng lớn của các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) quan tâm đầu tư vào Việt Nam, bất động sản nhà ở liền kề khu công nghiệp vẫn sẽ là phân khúc tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian sắp tới.

“Lợi nhuận kép” từ bất động sản liền kề khu công nghiệp

Bất động sản công nghiệp bao gồm: sản xuất và về thương mại – an cư. Trong đó, bất động sản thương mại - an cư là loại hình mới phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu hình thành ở các khu công nghiệp và đem lại dòng tiền kép cho nhà đầu tư. Trong đó bao gồm lợi nhuận từ việc khai thác tiềm năng cho thuê và những món hời từ sự gia tăng giá trị theo thời gian khi nguồn cầu là rất lớn.

Hưởng lợi nhuận kép đầu tư bất động sản liền kề khu công nghiệp. Ảnh: Sưu tầm.

 

Sự ra đời của các khu, cụm công nghiệp đã đưa công nghiệp các tỉnh miền Tây bứt phá, tạo tiền đề cho thương mại - dịch vụ và đô thị phát triển. Các khu công nghiệp sở hữu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có vị trí thuận lợi, liền kề các trục giao thông quan trọng kết nối các vùng lân cận, rất thuận lợi cho các nhà đầu tư lựa chọn để phát triển sản xuất, kinh doanh.

 

Theo đó, cơ hội lợi nhuận kép sẽ được dự án này khai thác triệt để. Một dòng tiền đầu tư có thể sinh ra hai nhánh lợi nhuận thu về, từ giá trị đất đai gia tăng theo thời gian, tiềm năng cho thuê được "hấp lực" từ khu vực vốn đang là điểm nhắm của lực lượng lao động đông đảo tại địa phương.

 

Nếu như trước đây, bất động sản công nghiệp dường như chỉ tập trung tại các khu vực giáp ranh đô thị lớn như: Đồng Nai, Bình Dương,... Ngoài ra, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang chứng minh là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư lớn đầu quân ở lĩnh vực này nhờ lợi thế quỹ đất lớn, phù hợp quy hoạch và các chính sách thu hút đầu tư rộng mở.

 

Thực tế, xu hướng ly tâm dịch chuyển về thị trường miền Tây đã diễn ra trong nhiều năm nay và dự kiến sẽ không giảm tốc trong 2023, đặc biệt tại những điểm sáng như: TP. Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng, hay Hậu Giang…. Trong đó, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng ngày càng hoàn thiện, là yếu tố tiên quyết giúp các địa phương này hấp dẫn đầu tư.

 

Với mục tiêu cũng như định hướng đến năm 2025, khu vực Tây Nam Bộ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, Sóc Trăng, TP. Cần Thơ, Tiền Giang, Long An,... đã sáng tạo, mạnh dạn triển khai tiếp tục các giải pháp mang tính đột phá để mở rộng “cánh cửa” cho nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

 

Các chuyên gia nhận định, sở dĩ nhiều nhà đầu tư mạnh tay "rót tiền" vào bất động sản gần khu công nghiệp là do dòng sản phẩm này sẽ bù đắp vào nhu cầu nhà ở đang thiếu hụt tại khu vực. Đồng thời đem lại lợi nhuận kép từ việc kết hợp khai thác kinh doanh buôn bán, đầu tư cho thuê.

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...