BẤT ĐỘNG SẢN HẬU GIANG TỪNG BƯỚC KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ TRONG KHU VỰC TÂY NAM BỘ

Hậu Giang đang nổi lên như vùng kinh tế mới của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (BĐSCL) khi thu hút nhiều dự án đầu tư, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực Tây Nam Bộ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để thị trường bất động sản (BĐS) Hậu Giang phát triển.
Hậu Giang
khẳng định vị thế trong khu vực Tây Nam Bộ
Tỉnh Hậu Giang sở hữu nhiều lợi thế phát triển nằm ở vị trí chiến lược của tiểu vùng Tây sông Hậu, cơ sở hạ tầng
được phát triển đồng bộ, nối liền các tỉnh thành lân cận như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ. Đặc biệt, tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, Hậu Giang được thừa hưởng những thế mạnh về logistics và cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Tây Nam bộ.

 

BĐS Hậu Giang đột phá thu hút nhà đầu tư. Ảnh: Sưu tầm

 

Tỉnh Hậu Giang thực hiện kế hoạch trong giai đoạn 2021-2030, sẽ có hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư để hoàn thiện cơ bản hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, cũng như giao thương với các tỉnh thành lân cận.

 

Với những lợi thế trên, tỉnh Hậu Giang thu hút các nhà đầu tư, ngày càng nhiều dự án công thương nghiệp, BĐS, cơ sở hạ tầng ra đời, từ doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước đồng loạt đua nhau đổ xô đầu tư vào tỉnh. Ngoài ra, những dự án khai thác thế mạnh vốn có là nông nghiệp, nơi đây cũng bắt đầu thu hút nhiều nhà đầu tư từ đa dạng lĩnh vực.

 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên phát biểu, cuối năm 2022, toàn tỉnh Hậu Giang đổi mới cơ cấu phân bổ nguồn lực đầu tư, tỉnh ưu tiên nguồn đầu tư vào các dự án lớn, huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư kế cấu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang nói riêng và khu vực Tây Nam Bộ nói chung. 

 

Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên 63 tỉnh thành (PCI) năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tỉnh Hậu Giang tăng 4 bậc so với năm 2019, xếp thứ 39/63 tỉnh, thành trên cả nước với 63,11 điểm. Kết quả điều tra PCI 2020 còn cho thấy, Hậu Giang nằm trong số 6 tỉnh (bao gồm Quảng Bình, Tuyên Quang, Hậu Giang, Bình Thuận, Đồng Tháp và Bắc Giang) có từ 50% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới.

Chỉnh trang, phát triển đô thị để thay đổi diện mạo của tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang chú trọng nâng cao các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như quan tâm đến việc chỉnh trang và nâng cấp thay đổi diện mạo đô thị. Tỉnh đang đẩy mạnh kêu gọi các nhà đầu tư, phát triển các khu đô thị với chức năng nhà ở dân cư kết hợp thương mại - dịch vụ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Các khu đô thị sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo diện mạo mới cho địa phương với không gian hài hoà và phù hợp định hướng phát triển bền vững.

 

Những năm gần đây thị trường BĐS Hậu Giang đã ghi nhận trong quý I/2021, nguồn cung ở tất cả các phân khúc như đất nền được đưa ra thị trường, đều là những sản phẩm chất lượng với tính pháp lý hoàn chỉnh và tiến độ xây dựng gần như hoàn thiện. Điều này dẫn đến lượng tiêu thụ nhanh chóng từ khách hàng, có những dự án “cháy hàng” vì nhu cầu quá lớn.

Hậu Giang phát triển cơ sở hạ tầng - chìa khóa thu hút các nhà đầu tư

 

Hậu Giang có nhiều vị trí và lợi thế đặc biệt, là trung tâm kết nối giao thông, vận tải thủy bộ, Thương mại - dịch vụ, logistics của vùng Nam Sông Hậu thông qua các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B, Quốc lộ 61C, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ Nam Sông Hậu, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, cùng với hệ thống đường tỉnh lộ kết nối vào hệ thống đường quốc lộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển giao thương hàng hóa với các tỉnh thành lân cận và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp. Nhờ cơ sở hạ tầng phát triển là chìa khóa để thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.

 

Tỉnh Hậu Giang tách từ TP. Cần Thơ - thành phố trọng điểm về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, khoa học - kỹ thuật và tuyến giao thông quan trọng như: Cao tốc Trung Lương, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, tuyến đường sắt TP. HCM - Cần Thơ, với cơ sở hạ tầng phát triển, tạo điều kiện  thúc đẩy kinh tế nhộn nhịp bậc nhất khu vực Tây Nam Bộ.

 

Trong thời gian tới đây, tỉnh Hậu Giang sẽ có thêm tuyến cao tốc An Giang - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đi ngang qua địa bàn tỉnh. Khi đó, Hậu Giang sẽ là trung tâm kết nối trục dọc và trục ngang của các tỉnh trong khu vực.

Thị trấn Mái Dầm “chuyển mình”, đón đầu phát triển kinh tế sôi động của Hậu Giang

 

Huyện Châu Thành nằm trên tuyến Quốc lộ Nam sông Hậu dài 147km nối liền với các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và TP. Cần Thơ, cơ sở hạ tầng giao thông tại thị trấn Mái Dầm được chú trọng đầu tư đồng bộ, thể hiện qua nhiều chính sách phát triển của tỉnh Hậu Giang. Đơn cử như dự án đường tỉnh 927C với chiều dài 15,5 km, một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, có trục giao thông huyết mạch kết nối thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành với thành phố Cần Thơ, kết nối với Quốc lộ 1A với Quốc lộ Nam Sông Hậu. Dự án đã chính thức thông xe ngày 10-10-2020 góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông của thị trấn Mái Dầm, thúc đẩy ngành công nghiệp logistics địa phương phát triển.

Phát triển cơ sở hạ tầng làm thúc đẩy kinh tế huyện Châu Thành. Ảnh: Sưu tầm.

 

Theo thống kê của UBND thị trấn Mái Dầm, ba năm trở lại đây, thị trấn đã thu hút được hàng loạt các dự án, tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động tại chỗ, giúp họ tăng thêm thu nhập ngoài phát triển kinh tế vườn.

 

Huyện Châu Thành, đặt biệt là thị trấn Mái Dầm hiện có hơn 480 cơ sở kinh doanh dịch vụ, các Trung tâm điện máy, siêu thị tiện ích cũng xây dựng cửa hàng, tạo nên môi trường kinh doanh mua bán sôi động tại đây. Nhờ đó, hàng hóa của người dân được tiêu thụ kịp thời, không bị ứ đọng, thu nhập được nâng lên, đời sống kinh tế được cải thiện đáng kể.

 

Có thể nói huyện Châu Thành, có tốc độ phát triển nhanh của các khu công nghiệp, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định của từng doanh nghiệp, đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động, góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái.


Mái Dầm được xem là “thủ phủ công nghiệp” của vùng đất Nam sông Hậu, với tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ. Tương lai, dự án “Trung tâm Thương mại và KDC Thương mại thị trấn Mái Dầmthuộc ấp Phú Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang do Công ty TNHH MTV Bất động sản Hưng Phát làm chủ đầu tư đã khai thác hiệu quả thế mạnh này, từ vùng đất gắn bó lâu năm với phát triển nông nghiệp, nay chuyển mình mạnh mẽ, trở thành khu vực phát triển công nghiệp năng động của tỉnh. Hãy kết nối với chúng tôi tìm hiểu thêm về dự án ngay!

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...