BẤT ĐỘNG SẢN BÁM CHẮC CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC

 

Theo các chuyên gia đã nhận định rằng, pháp lý không chỉ quan trọng với các nhà đầu tư ở góc độ cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến uy tín, sự phát triển của doanh nghiệp và cục diện của thị trường bất động sản trong một chu kỳ nhất định.

Tìm “lối thoát” cho hàng ngàn dự án đất công xen kẹt

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 148/2020/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Ðất đai. Nghị định cho phép được giao, cho thuê những thửa đất xen kẽ trong các dự án thay vì phải đấu giá như trước.

Thao túng, nhiễu loạn thị trường bất động sản: cần có chế tài hình sự để xử  lý nghiêm

Đất công đang xen cài trong dự án bất động sản vẫn “kẹt”. Ảnh: Sưu tầm.

Nghị định số 148/2020/NÐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 08/02/2021. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ cho hàng trăm dự án bất động sản đang phải "trùm mền" vì vướng đất xen kẹt. Việc dự án có quỹ đất công xen cài rải rác đang là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp ở khu Tây Nam Bộ.

 

Theo đó, việc dự án có quỹ đất công xen kẹt rải rác, bất định hình trong dự án thuộc diện Nhà nước quản lý, chiếm tỷ lệ khoảng trên dưới 15% diện tích dự án, đang là niềm trăn trở chung của nhiều doanh nghiệp bất động sản.

 

Trong khi đó, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công lại quy định phần diện tích đất này phải đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất, dẫn đến tiến độ triển khai dự án bị ảnh hưởng, nhà đầu tư không thể giải quyết triệt để hồ sơ, dẫn đến công trình cũng “dính chàm” vì một vài diện tích không đáng kể này.

 

Ngoài ra, có một số trường hợp chủ đầu tư xây dựng khi chưa xử lý xong thủ tục cấp phép các khu đất trên, dự án đã bị lập biên bản cũng như xử phạt, yêu cầu ngừng thi công từ các cơ quan nhà nước. Việc yêu cầu chủ đầu tư tạm ngừng thi công xây dựng công trình chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bất động sản đầu tư vào.

 

Do đó, cần sửa đổi Luật Đất đai một cách toàn diện mới có thể khắc phục tận gốc vấn đề này. Phải "lăn mình vào thực tế, vướng ở đâu sửa ở đó" để tìm ra những điểm cần sửa đổi thì mới có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp và phát triển thị trường bất động sản toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Theo các chuyên gia, Nghị định số 148/2020/NÐ-CP sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc về pháp lý bấy lâu nay. Đặc biệt là có cơ chế hợp lý để giải quyết các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án bất động sản, giúp khai thông bế tắc cho các dự án nhà ở trong cả nước.

Lực đẩy cho thị trường bất động sản Tây Nam Bộ tăng mạnh nửa cuối năm 2022

 

Việc thắt chặt tín dụng khiến thị trường nhà đất nửa cuối năm 2022 nhiều biến động, song nhờ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thanh toán của chủ đầu tư, khách mua phần nào được bảo chứng niềm tin, tạo nguồn lực thúc đẩy thị trường bất động sản miền Tây phát triển mạnh.

Lực đẩy của thị trường bất động sản khu vực miền Tây. Ảnh: Sưu tầm.

Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ năm 2022, do Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ dự báo, với đà hồi phục kinh tế mạnh mẽ, kéo theo thị trường bất động sản tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm nay. Phân tích chuyên gia cho rằng khu vực này đang đứng trước cơ hội tăng tốc phát triển vì nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ Trung ương.

Thị trường bất động sản khu vực miền Tây đang có nhiều tín hiệu khởi sắc khi cơ sở hạ tầng kết nối ngày càng hoàn thiện trong khi giá giao dịch vẫn ở mức tương đương năm 2022. Động thái xuất hiện nhà đầu tư cá nhân từ các đô thị lớn như: TP. Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ,… đến đầu tư đã cho thấy tín hiệu hấp dẫn từ thị trường bất động sản khu vực này.

Cùng với đó, những đặc thù về điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như tiềm năng phát triển nông - lâm - thủy hải sản và thu hút FDI đa dạng các lĩnh vực như: công nghiệp, năng lượng sạch, logistics…, thị trường bất động sản miền Tây sẽ là điểm đến hấp dẫn dành cho nhà đầu tư cả nước, trong ngắn hạn và trung hạn.

Ngân hàng tích cực hỗ trợ tín dụng cho thị trường bất động sản

Những năm gần đây, ngành ngân hàng đã triển khai các giải pháp cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, trong đó có tín đối với lĩnh vực bất động sản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng không chủ quan với lạm phát. Đồng thời, ngành ngân hàng thực hiện các giải pháp kiểm soát rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, trong đó có tín dụng bất động sản.

 

Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức tín dụng tham gia thị trường bất động sản với vai trò cho vay đối với các chủ thể tham gia, trực tiếp mua trái phiếu của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, bảo lãnh cho các chủ thể trên thị trường và trong một số trường hợp có thể trực tiếp mua, nắm giữ bất động sản.

 

Theo chuyên gia nhận định cho rằng, kinh tế thế giới đang bất ổn, lạm phát tiếp tục tăng cao tác động đến giá cả, xu hướng bất ổn, rủi ro cũng tăng lên. Khi đó điều kiện, tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng, tiêu chuẩn xét duyệt, hỗ trợ của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng… phải căn cứ vào những đánh giá này để không vì những rủi ro, xu hướng lạm phát mà quên việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản để thúc đẩy quá trình phục hồi.


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

--> -->
Loading...